Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh Nga coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong khu vực và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh Nga coi Việt Nam là đối tác ưu tiên trong khu vực và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Department of State, dịch sát nghĩa là Bộ Quốc vụ Hoa Kỳ) là một bộ cấp nội các của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Bộ này do Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lãnh đạo.
Bộ này ban đầu có tên là Department of Foreign Affairs (Bộ Ngoại vụ Hoa Kỳ) có trách nhiệm trông coi việc ngoại giao với các quốc gia khác nhưng không bao lâu sau đó được đổi thành Department of State (có nghĩa là Bộ Quốc vụ Hoa Kỳ nhưng trong tiếng Việt luôn được gọi là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) và được giao thêm một số các trách nhiệm có liên quan đến đối nội.
Bộ có trụ sở chính là Tòa nhà Harry S. Truman ở địa chỉ 2201 C Street, NW, cách Tòa Bạch Ốc vài dãy phố trong khu dân cư Foggy Bottom của Washington, D.C.. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là thành viên đầu tiên trong nội các được xếp theo thứ tự vị trí kế nhiệm trong trường hợp Tổng thống Hoa Kỳ bị thương phế hay qua đời và là người xếp thứ tư theo thứ tự kế nhiệm, sau Phó Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện, và Chủ tịch Thượng viện tạm quyền.
Hiến pháp Hoa Kỳ, được thảo tại thành phố Philadelphia tiểu bang Pennsylvania năm 1787 và được các tiểu bang thông qua một năm sau đó, đã trao quyền cho Tổng thống Hoa Kỳ trách nhiệm trông coi quan hệ ngoại giao của quốc gia. Chẳng bao lâu sau đó người ta nhận thấy rõ ràng một bộ hành chính liên bang cần có để hỗ trợ Tổng thống tiến hành các công việc của Chính phủ liên bang mới.
Hạ viện và Thượng viện chấp thuận thành lập một Bộ Ngoại vụ (Department of Foreign Affairs) vào ngày 21 tháng 7 năm 1789, và Tổng thống Washington ký thành luật vào ngày 27 tháng 7 thành lập Bộ Ngoại vụ Hoa Kỳ. Đây là cơ quan liên bang đầu tiên được thành lập dưới Hiến pháp mới (hiến pháp của có tên gọi Các điều khoản Hợp bang). Luật này vẫn là luật cơ bản của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày nay. Tháng 9 năm 1789, luật phụ ra đời nhằm đổi tên cơ quan này từ Department of Foreign Affairs (Bộ Ngoại vụ Hoa Kỳ) thành Department of State (có nghĩa là Bộ Nhà nước Hoa Kỳ nhưng trong tiếng Việt luôn được gọi là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) và giao cho bộ một số các trách nhiệm đối nội khác nhau nữa.
Các trách nhiệm của bộ gia tăng gồm có việc quản lý Sở Đúc tiền Kim loại của Hoa Kỳ (United States Mint), giữ Đại ấn Hoa Kỳ, và giữ nhiệm vụ điều tra dân số. Tổng thống George Washington ký luật mới ngày 15 tháng 9. Phần lớn các nhiệm vụ quốc nội này của Bộ Ngoại giao từ từ được trao lại cho các bộ và các cơ quan liên bang mới được thành lập trong thế kỷ 19.
Ngày 29 tháng 9 năm 1789, Tổng thống Washington bổ nhiệm Thomas Jefferson của tiểu bang Virginia, lúc đó là Đại diện đặc trách ngoại giao với Pháp, trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên mặc dù John Jay đã từng phục vụ công tác ngoại giao này với vai trò chuyển tiếp từ thời Liên hiệp kể từ trước khi Washington nhậm chức và tiếp tục công việc ngoại giao cho đến khi Jefferson từ châu Âu trở về vài tháng sau đó.
Ngành hành pháp và Quốc hội có những trách nhiệm hiến định về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Bên trong ngành hành pháp, Bộ Ngoại giao là cơ quan chính đặc trách ngoại giao và người lãnh đạo của bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, là cố vấn chính về chính sách đối ngoại cho Tổng thống Hoa Kỳ mặc dù các viên chức hoặc cá nhân khác cũng có thể có ảnh hưởng về các quyết định chính sách ngoại giao của tổng thống. Bộ đề xuất các mục tiêu và những mối quan tâm của Hoa Kỳ trên trường quốc tế, phát triển và triển khai chính sách ngoại giao của tổng thống. Bộ cũng hỗ trợ các hoạt động ngoại giao của các ban ngành khác trong Chính phủ Hoa Kỳ trong đó có Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development). Bộ cũng cung ứng một số các dịch vụ quan trọng cho công dân Hoa Kỳ và ngoại quốc muốn viếng thăm hoặc di dân đến Hoa Kỳ.
Tất cả các hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ gồm có: đại diện của Hoa Kỳ ở ngoại quốc, các chương trình viện trợ ngoại quốc, đối phó tội phạm quốc tế, các chương trình huấn luyện quân sự ngoại quốc, các dịch vụ mà bộ cung ứng, và hơn nữa. Tất cả được chi trả bằng ngân sách dành cho ngoại vụ mà tổng số lên đến hơn 1% tổng số ngân sách liên bang hay 12 xu mỗi ngày cho mỗi đầu người công dân Mỹ. Như được Bộ Ngoại giao giới thiệu, mục tiêu của bộ gồm có:
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Viên chức hành chính trưởng của Bộ Ngoại giao, thành viên của Nội các Hoa Kỳ, báo cáo trực tiếp đến Tổng thống Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao tổ chức và trông coi toàn bộ Bộ Ngoại giao và nhân viên:
Từ khi tái tổ chức năm 1996, quản trị viên của Cơ quan Pháp triển Quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency for International Development) cũng phải báo cáo trực tiếp cho Bộ trưởng Ngoại giao mặc dù người này lãnh đạo một văn phòng độc lập cũng giống như trường hợp của Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc.
Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào; khẳng định cán bộ của hai Bộ luôn coi nhau như những người đồng chí, những người anh em vô cùng thân thiết.
Trong lĩnh vực thương mại, hai Bộ trưởng vui mừng nhận thấy kim ngạch thương mại song phương đã lấy lại đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021, tạo nền tảng vững chắc để hai Bộ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kim ngạch thương mại 10% trong năm 2021 mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra trong Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2021. Hai bên thống nhất thúc đẩy công tác đàm phán Hiệp định sửa đổi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào năm 2015 sớm hoàn tất và đi đến ký kết trong năm 2021; thúc đẩy các cơ quan liên quan của cả hai nước thực thi đầy đủ các cam kết của Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên còn nhấn mạnh ý nghĩa và sự cần thiết của việc quy hoạch và xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, coi đây là không gian kinh tế để đẩy nhanh, đẩy mạnh, mở rộng luồng thương mại song phương cũng như là cơ sở để Bộ Công Thương Việt Nam khuyến khích, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào nhằm khai thác tối đa tiềm năng quan hệ giữa hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Bộ Công Thương Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới với sự tham dự của 25 tỉnh biên giới của Việt Nam trong tháng 8/2021 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất cơ chế, chính sách đột phá cho sự phát triển kinh tế bền vững của khu vực biên giới. Bộ trưởng đề nghị Bộ Công Thương Lào cùng với các tỉnh biên giới phía Lào tổ chức rà soát, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế khu vực biên giới phía Lào. Nếu hai bên cùng làm việc này thì sẽ tạo điều kiện phối hợp một cách tối ưu các nguồn lực của hai nước trong phát triển khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Hai Bộ trưởng nhất trí giao các đơn vị đầu mối của hai Bộ (về phía Bộ Công Thương Việt Nam là Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên liên lạc, rà soát các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực kinh tế - thương mại để kịp thời báo cáo hai Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã mời Bộ trưởng Khampheng Xaysompheng sang thăm, làm việc tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất khi điều kiện cho phép để hai bên tổ chức Hội nghị Hợp tác và Phát triển ngành Công Thương – Năng lượng và Mỏ Việt Nam – Lào tại Việt Nam. Đây là cơ chế hợp tác thường niên quan trọng tạo cơ sở cho hai bên tăng cường gắn kết, hợp tác chặt chẽ và hiệu quả nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác song phương nhiều mặt giữa Việt Nam và Lào, hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo cấp cao giao phó.