Múa Quạt Nông Thôn Đổi Mới

Múa Quạt Nông Thôn Đổi Mới

Bản Lầu là địa danh được phiên âm theo tiếng Hán từ cách gọi Bản Láo, nghĩa là Bản Lớn của người Giáy. Đây là xã biên giới khu vực hạ huyện, là cửa ngõ phía Nam của Mường Khương. Ngày 12/7/1907, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lào Cai gồm 2 châu Thủy Vĩ, Bảo Thắng và các đại lý: Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà, Sa Pa và thị xã Lào Cai. Thời điểm đó, Bản Lầu thuộc đại lý Mường Khương. Năm 1944, đại lý Mường Khương được thành lập 2 châu: châu Mường Khương và châu Bản Lầu. Châu Bản Lầu khi ấy gồm các xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Bản Cầm, Bản Phiệt. Năm 1946, chính quyền đổi châu thành huyện, Bản Lầu trở thành 1 trong 8 huyện của tỉnh Lào Cai. Đến tháng 11/1950, huyện Bản Lầu sắp nhập với huyện Mường Khương và lấy tên chung là Mường Khương. Theo các tài liệu ghi chép, thời kì công xã, phong kiến, cư dân Bản Lầu duy trì nền sản xuất tự nhiên với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Năm 1954, xã Bản Lầu đã xây dựng một số cơ sở chế biến, đúc rèn, sản xuất vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 đã khiến Bản Lầu nói riêng và các xã biên giới Mường Khương nói chung bị tàn phá hoàn toàn, trở thành “vành đai trắng” và mất một giai đoạn dài sau đó cho công cuộc khôi phục. Bước lên từ “đống đổ nát”, Bản Lầu dần “chuyển mình” khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau khi tái lập tỉnh năm 1991. Kinh tế của Bản Lầu phát triển theo hướng nông, lâm nghiệp, dịch vụ và thủ công nghiệp. Là xã vùng biên nên cư dân Bản Lầu có sự giao thương hàng hóa cũng như học tập kinh nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Vùng sản xuất chuối, dứa dần được hình thành, đưa kinh tế, xã hội người dân địa phương này phát triển nhanh, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn của huyện Mường Khương. Ông Hoàng Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Bản Lầu có thể coi là “cái nôi” của sản xuất chuối, dứa hàng hóa. Thời kì “hoàng kim” nhất của xã Bản Lầu là giai đoạn 10 năm trước đến nay, kinh tế, xã hội của địa phương có sự phát triển vượt bậc. Năm 2015, Bản Lầu được công nhận là xã nông thôn mới, là địa phương “về đích” sớm nhất của huyện. Diện mạo nông thôn Bản Lầu ngày càng có những đổi thay tích cực, hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng văn minh, hiện đại, ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, Bản Lầu là một trong những xã sản xuất nông nghiệp hàng hóa trọng điểm của huyện với hơn 1.000 ha dứa, hơn 400 ha chè, 400 ha quế… Những năm tới, Bản Lầu sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa với những cây trồng chủ lực, thế mạnh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bản Lầu quyết tâm duy trì sự phát triển, phấn đấu sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao.

Bản Lầu là địa danh được phiên âm theo tiếng Hán từ cách gọi Bản Láo, nghĩa là Bản Lớn của người Giáy. Đây là xã biên giới khu vực hạ huyện, là cửa ngõ phía Nam của Mường Khương. Ngày 12/7/1907, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lào Cai gồm 2 châu Thủy Vĩ, Bảo Thắng và các đại lý: Mường Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà, Sa Pa và thị xã Lào Cai. Thời điểm đó, Bản Lầu thuộc đại lý Mường Khương. Năm 1944, đại lý Mường Khương được thành lập 2 châu: châu Mường Khương và châu Bản Lầu. Châu Bản Lầu khi ấy gồm các xã Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai, Bản Cầm, Bản Phiệt. Năm 1946, chính quyền đổi châu thành huyện, Bản Lầu trở thành 1 trong 8 huyện của tỉnh Lào Cai. Đến tháng 11/1950, huyện Bản Lầu sắp nhập với huyện Mường Khương và lấy tên chung là Mường Khương. Theo các tài liệu ghi chép, thời kì công xã, phong kiến, cư dân Bản Lầu duy trì nền sản xuất tự nhiên với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Năm 1954, xã Bản Lầu đã xây dựng một số cơ sở chế biến, đúc rèn, sản xuất vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979 đã khiến Bản Lầu nói riêng và các xã biên giới Mường Khương nói chung bị tàn phá hoàn toàn, trở thành “vành đai trắng” và mất một giai đoạn dài sau đó cho công cuộc khôi phục. Bước lên từ “đống đổ nát”, Bản Lầu dần “chuyển mình” khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau khi tái lập tỉnh năm 1991. Kinh tế của Bản Lầu phát triển theo hướng nông, lâm nghiệp, dịch vụ và thủ công nghiệp. Là xã vùng biên nên cư dân Bản Lầu có sự giao thương hàng hóa cũng như học tập kinh nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Vùng sản xuất chuối, dứa dần được hình thành, đưa kinh tế, xã hội người dân địa phương này phát triển nhanh, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn của huyện Mường Khương. Ông Hoàng Văn Kiên, Chủ tịch UBND xã Bản Lầu cho biết: Bản Lầu có thể coi là “cái nôi” của sản xuất chuối, dứa hàng hóa. Thời kì “hoàng kim” nhất của xã Bản Lầu là giai đoạn 10 năm trước đến nay, kinh tế, xã hội của địa phương có sự phát triển vượt bậc. Năm 2015, Bản Lầu được công nhận là xã nông thôn mới, là địa phương “về đích” sớm nhất của huyện. Diện mạo nông thôn Bản Lầu ngày càng có những đổi thay tích cực, hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng văn minh, hiện đại, ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, Bản Lầu là một trong những xã sản xuất nông nghiệp hàng hóa trọng điểm của huyện với hơn 1.000 ha dứa, hơn 400 ha chè, 400 ha quế… Những năm tới, Bản Lầu sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa với những cây trồng chủ lực, thế mạnh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Bản Lầu quyết tâm duy trì sự phát triển, phấn đấu sớm trở thành xã nông thôn mới nâng cao.

Hợp tác với Hàn Quốc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.

Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.

KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn.​/.

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế

Cơ quan chủ quản: BCĐ các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Thừa Thiên Huế

Quản trị: Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế

Biên tập: Lê Thành Nam. Phó Chánh Văn phòng VPĐP

Địa chỉ: 07 Đống Đa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐT: +84 234 3816799 3835657 - Fax: +84 234 3816773 - Email:[email protected]

Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt góp phần quan trọng vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lào Cai.

Theo đó, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0 - 7,0%/năm; thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020; thu hút được khoảng 58.000 lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn; tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%; công nhận mới 5 làng nghề, 5 nghề truyền thống và 1 làng nghề truyền thống; phát triển 4 làng nghề, 2 làng nghề truyền thống gắn với du lịch; hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

Định hướng đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của tỉnh, đặc biệt đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của từng địa phương.

Nghề đan lát truyền thống của dân tộc Tày tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên

Một số nội dung chính được ưu tiên tập trung phát triển, bao gồm:

Phát triển theo 6 nhóm ngành nghề nông thôn: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; triển khai hiệu quả Kế hoạch số 316/KH-UBND ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề, làng nghề tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến; kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các hội chợ làng nghề Việt Nam, hội chợ OCOP, hội chợ nông sản tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,…; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh như: Chè, quýt, dứa, lê, mận, gạo Séng cù, nấm hương, rau Sa Pa, lạc đỏ, trứng vịt Sín Chéng,  thịt lợn bản, lạp sườn, thổ cẩm,…

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động ngành nghề phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã,…

Sản phẩm nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Giáy tại xã Tả Van, thị xã Sa Pa

Bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; tập trung thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.