Làng Thủ Công Truyền Thống Việt Nam

Làng Thủ Công Truyền Thống Việt Nam

Các nghề thủ công ở Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa lúa nước thời xưa khi ông cha ta có thói quen tự chế tạo cho bản thân và gia đình những công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, công việc đồng áng và nghỉ ngơi thư giãn. Những sáng tạo đơn thuần đó được gìn giữ từ đời này sang đời kia và được mở rộng dần giúp hình thành nên các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.

Các nghề thủ công ở Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa lúa nước thời xưa khi ông cha ta có thói quen tự chế tạo cho bản thân và gia đình những công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, công việc đồng áng và nghỉ ngơi thư giãn. Những sáng tạo đơn thuần đó được gìn giữ từ đời này sang đời kia và được mở rộng dần giúp hình thành nên các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.

Làng nghề chiếu cói làng Hới - Thái Bình

Làng nghề thủ công làm chiếu ở Thái Bình là một trong những nghề truyền thống Việt Nam có hẳn tên gọi riêng là nghề chiếu Hới. Tên gọi này bắt nguồn từ tên ngôi làng Hới thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình – trung tâm của nghề làm chiếu cói ở tỉnh này.

Sản phẩm nghề truyền thống tại Chiếu làng Hới có rất nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi xe,… với nhiều kích thước.

Một số làng nghề thủ công truyền thống sử dụng nguyên liệu chính để làm ra những chiếc chiếu nổi tiếng ở làng nghề chiếu cói Thái Bình là cói và sợi đay, hai nguyên liệu này được người dân trồng trực tiếp trong vùng và thu hoạch khi cần làm, vì vậy họ có thể kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng đầu vào nguyên liệu.

Làng nghề truyền thống làng Hới thường dệt hình những bông hoa hồng, hoa sen, chân dung hoặc chữ thọ lên chiếu. Để thực hiện được những họa tiết này, nghề truyển thống làm chiếu đòi hỏi kinh nghiệm và sự sáng tạo của người dệt. Nhờ vậy, chiếu cói làng Hới luôn nổi bật hơn chiếu sản xuất ở các vùng khác nhờ chất lượng vượt trội, kỹ thuật đan điêu luyện.

Làng nghề thủ công làm chiếu ở làng Hới là một trong các làng nghề truyền thống ở miền Bắc tiêu biểu, có đại đa số người dân trong vùng vẫn làm nghề truyền thống.

Làng nghề Kim hoàn Kế Môn (Thừa Thiên – Huế)

Làng Kế Môn trong huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã nổi tiếng với nghề kim hoàn suốt hơn 300 năm. Đây là nơi có vị tổ là ông Cao Đình Độ, từ làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Ông Độ di cư vào làng Kế Môn vào cuối thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Trong thời gian làm ngân tượng cho Hoàng gia, ông Cao Đình Độ và con trai là Cao Đình Hương đã tạo ra những kiệt tác kim hoàn cho triều đình.

Sản phẩm kim hoàn tại Kế Môn nổi tiếng với chất lượng xuất sắc, được chế tác bởi những nghệ nhân giàu kinh nghiệm, tay nghề tinh xảo và khả năng sáng tạo trong chạm khắc. Điều này được thể hiện rõ nhất trên các sản phẩm trang sức như vòng, kiềng, nhẫn, lắc, dây chuyền, khuyên tai, được làm từ vàng hoặc bạc.

Làng nghề gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương)

Bình Dương nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như sơn mài, gốm, đúc đồng, chạm khắc,… và trong số đó, làng nghề gốm sứ Bình Dương nổi bật với những sản phẩm độc đáo, bền bỉ và phong cách sáng tạo. Gốm sứ tại đây không chỉ là đồ gia dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật mỹ nghệ đẹp mắt, đa dạng về mẫu mã.

Nghề làm gốm sứ tại Sông Bé và Bình Dương đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ đồ trang trí đến đồ gia dụng, đồ công nghiệp, xuất khẩu ra nhiều quốc gia. Điều này không chỉ làm phong phú thêm văn hóa truyền thống mà còn tạo việc làm cho đồng bào địa phương.

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông – Hà Nội

Các làng nghề truyền thống Việt Nam đa phần tập trung ở miền Bắc, trong đó có các làng dệt nổi tiếng ở Hà Tây, như làng dệt La Khê, La cả, Cổ Đô, Vân Sa, Phùng Xá, Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội là một làng nghề truyền thống Việt Nam khá nổi tiếng.

Làng nghề thủ công dệt lụa tơ tằm ở Vạn Phúc đã có từ ngàn năm trước, là nơi có nhiều mẫu hoa văn lâu đời bậc nhất Việt Nam, là nơi được chọn để may trang phục cho triều đình. Ứng dụng của các sản phẩm lụa Vạn Phúc đã tạo tiền đề cho ngôi làng trở thành một trong những địa điểm nổi bật trong số các nghề thủ công Việt Nam.

Nhiều loại tơ lụa chất lượng cao được sản xuất tại đây như: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, cầu, đũi, kì, nổi tiếng là loại lụa vân, là loại lụa có hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt. Đặc điểm nổi bật của các sản phẩm nghề truyền thống Vạn Phúc là ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè và hoa văn trang trí thì rất đa dạng.

Làng lụa Vạn Phúc có hình ảnh cổ kính, là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và phim ảnh. Người dân làng Vạn phúc tự hào vì nghề lụa là nghề nghiệp truyền thống của họ.

Cùng với làng nghề truyền thống Vạn Phúc Hà Đông, Việt Nam cũng có nhiều làng nghề thủ công dệt vải nổi tiếng như làng nghề truyền thống dệt vải Bảy Hiền – TP HCM, làng lụa Duy Xuyên – Quảng Nam, làng lụa Tân Châu – An Giang,…

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ tọa lạc tại Chương Mỹ, Hà Nội, mang đậm bản sắc truyền thống từ thời nhà Lý. Với hơn gần nghìn năm lịch sử, nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn ngày càng phát triển, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật tinh tế và độc đáo.

Đặc trưng của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, vững chắc gắn kết với gỗ một cách tinh tế. Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động và độc đáo, là đỉnh cao của nghệ thuật khảm trai. Bằng đôi bàn tay khéo léo, những nghệ nhân tài năng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật làm nên danh tiếng của làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ. Mảnh trai, ban đầu vô tri vô giác, trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa cao.

Nghề khảm trai được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua bàn tay tài năng và lòng đam mê của những nghệ nhân. Sự kế thừa và phát triển đã giữ vững vị thế của làng nghề này trong lòng người yêu nghệ thuật.

Làng Gốm Chu Đậu (Hải Dương)

Làng Gốm Chu Đậu còn được gọi là 'gốm đạo' do hoa văn tinh xảo mang giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.Phát triển sáng tạo từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) đã trải qua hơn ba thế kỷ thất truyền và nay đã hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sự phục hồi của làng gốm này còn mở ra nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cho địa phương. Những sản phẩm gốm Chu Đậu được lưu giữ tại nhiều bảo tàng quốc gia trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hà Lan... và trong sưu tập cá nhân của nhiều quốc gia.

Một điểm độc đáo của gốm Chu Đậu là những đường nét hoa văn. Hoa văn truyền thống của Chu Đậu thường mang hình ảnh sen, cúc, được biểu hiện qua nhiều dạng và hàng chục kiểu hoa văn cách điệu khác nhau.

Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh – Hà Nội

Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh là một trong những làng nghề thủ công lâu đời tại Việt Nam hiện ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cùng với các làng nghề truyền thống khác, làng nghề Phú Vinh đã làm nên lịch sử nghề mây tre đan trong suốt hàng thập kỷ qua.

Sản phẩm từ nghề truyền thống mây tre đan rất phong phú, bao gồm bàn ghế mây tre, tủ mây, kệ mây, chao đèn, hoành phi, lẵng mây, bát và sàng mây,... Mỗi sản phẩm đều mang đậm dấu ấn nguyên bản của truyền thống. Ngoài ra, mây còn có thể được kết hợp với các vật liệu khác mây tre khác như tre trúc, lưới mây, tạo nên nhiều hoạ tiết độc đáo, đẹp mắt. Những sự kết hợp này mang đến vẻ hiện đại và tinh tế, làm nổi bật tính thẩm mỹ của từng sản phẩm.

Các bước làm ra một sản phẩm mây tre đan gồm:

Phơi tái nguyên liệu rồi đem ngâm hoá chất tầm 10 ngày để chống mối mọt.

Vớt ra đem nghiến mấu, cạo vỏ, đánh bóng và phơi.

Đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre hun lấy mấu rồi lấy ra để nguội và đem lên uốn thẳng.

Đan các thanh nguyên liệu để làm thành sản phẩm.

Màu sắc thành phẩm mây tre đan có nhiều loại, nghệ nhân có thể giữ màu nguyên bản của mây hun hoặc hỗ trợ pha chế sơn PU lên sản phẩm.

Ngành nghề truyền thống mây tre đan có cách tạo màu tự nhiên rất độc đáo. Nghệ nhân dùng nan tre, nan mây đem chuốt cho mượt rồi phơi khô, đem nhúng vào nước lá cây sỏi băm nhỏ đã nấu sôi. Cách này không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn đảm bảo độ bền màu lên đến 30-40 năm, góp phần tạo thương hiệu cho mây tre Việt Nam.

Các làng nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ là nơi gìn giữ truyền thống mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, đặc biệt phải kể đến làng nghề Phú Vinh. Sản phẩm mây tre đan tại đây đã và đang xuất khẩu sang nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước châu Âu (chiếm 60% sản lượng). Trong nước, Mây Tre Đan Trà hiện là đối tác chính của làng nghề Phú Vinh, mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm thủ công mây tre đan chất lượng cao. Các sản phẩm được ưa chuộng nhất có thể kể đến như sofa mây, ghế mây, bàn mây,... và đồ trang trí như gương mây, đĩa hoa mây, đèn mây, hộp giỏ quả mây,...