Triển Lãm Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc 2022 Video

Triển Lãm Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc 2022 Video

Giải nhì “Bình hoa đan tre” của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội)

Giải nhì “Bình hoa đan tre” của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội)

Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam 1945- 2010

BBT: Cuối năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, đây là triển lãm định kỳ 5 năm một lần, hoạt động này nhằm công bố, phổ biến tác phẩm của giới mỹ thuật Việt Nam.

BBT: Cuối năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, đây là triển lãm định kỳ 5 năm một lần, hoạt động này nhằm công bố, phổ biến tác phẩm của giới mỹ thuật Việt Nam. Với mục đích tổng kết quá trình 5 năm sáng tạo nghệ thuật của giới mỹ thuật, ghi nhận thành tựu sáng tác của các họa sỹ, nhà điêu khắc Việt Nam. Đây là dịp tổng kết đánh giá thực trạng lực lượng, năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ sáng tác hiện nay. Qua sự kiện này nhà nước và xã hội có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam trong 05 năm qua. Thông qua đó có chế độ, chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy mỹ thuật Việt Nam phát triển đúng hướng. Từ năm 1945 đến nay, do hoàn cảnh lịch sử có thời gian Triển lãm bị đứt đoạn, có giai đoạn Triển lãm được tổ chức đều đặn, mỗi lần triển lãm đều mang những đặc điểm, những thành tựu riêng đóng góp đáng kể vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại.Để bạn đọc có cái nhìn xuyên suốt về các kỳ Triển lãm, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh sẽ trích in công trình nghiên cứu Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam 1945 - 2010 của họa sỹ Nguyễn Đức Hòa. Đây là công trình tác giả đã dành nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu tư liệu. Năm 2010 những bài viết này đã được đăng trên Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đến nay, sau một thời gian công bố, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung tư liệu từ các họa sỹ, nhà nghiên cứu... Loạt bài viết Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam 1945 - 2010 đăng tải trên Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh đã được tác giả bổ sung, chỉnh sửa và được rút ngắn cho phù hợp với dung lượng của tạp chí, loạt bài viết này sẽ được đăng tải đầy đủ trên website ape.gov.vn của Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh. Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, trao đổi về nội dung này từ bạn đọc. Trân trọng cảm ơn.

70 năm đã qua kể từ khi có Triển lãm được coi là Mỹ thuật Toàn quốc lần Thứ Nhất, hầu hết các lão tiền bối lúc khai cuộc đã quy tiên, số hiếm hoi còn lại không đủ minh mẫn để tường thuật chính xác các sự kiện… Đồng thời phải kể đến hoàn cảnh chiến tranh dài 30 năm, hai miền chia cắt và muôn vàn vật đổi sao dời. Tác giả còn hy sinh, tranh còn thất lạc, huống hồ người viết là kẻ hậu sinh, góp nhặt chuyện xưa mà trình bày lại, tránh sao cho khỏi sai sót ! Tuy nhiên, với tinh thần “thà muộn còn hơn không”, xin phép mạnh dạn trình bày, kính mong các thày và các đồng nghiệp chỉ bảo để ngày càng hoàn thiện công việc mang tính lịch sử này. Xin trân trọng cảm ơn. Đầu tiên, xin phép cân nhắc các tiêu chí để giải quyết câu hỏi “Thế nào là một Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam ?”I.

Bác Hồ đến xem Triển lãm Văn hóa, tháng 9 năm 1945, tại Nhà Khai trí Tiến Đức

5 tiêu chí cơ bản của Triển lãm MTTQ VN1.

1.Triển lãm: phải trưng bày công khai cho đại chúng.

2. Mỹ thuật: theo quan điểm chính thống hiện thời (2015) ở VN gồm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, sắp đặt và trình diễn. Tuy nhiên, các triển lãm MTTQ từ 1948 đến 1976 đã từng có cả tranh tuyên truyền-cổ động, tranh truyện, tranh đả kích, đồ mỹ nghệ và ký họa. Riêng thể loại sắp đặt mới chính thức hiện diện từ MTTQ 2010 và trình diễn sẽ xuất hiện tại MTVN 2015.

3. Toàn quốc: tập hợp các họa sỹ và nhà điêu khắc khắp cả nước. Tiếc là các kỳ triển lãm từ 1948 đến 1962 chỉ gồm tác phẩm của các họa sỹ ở Việt Bắc và miền Bắc, cộng thêm các họa sỹ miền Nam tập kết. Chỉ từ 1976 đến nay mới xứng là toàn quốc.

4. Tổ chức bài bản ở quy mô quốc gia do một tổ chức có uy tín và quyền lực đứng ra tập hợp rộng rãi, có lời hiệu triệu, có quy chế, lập Ban Tổ chức và Hội đồng Nghệ thuật, trưng bày chuyên nghiệp, có tổ chức lễ Khai mạc, Bế mạc và trao giải.

5. Giải thưởng rất đáng được quan tâm. Không phải chỉ vì giá trị kinh tế, dù tiền rất quý, mà vì sự công nhận các giá trị mỹ thuật chọn lọc ở tầm quốc gia ! II. Lược sử các triển lãm MTTQ từ 1945 đến 19541.

Triển lãm MTTQ lần thứ nhất, 1945, vốn tên là “Triển lãm Văn hóa” - còn nhiều tranh cãi.

Trưng bày khoảng tháng 9/1945 tại Nhà Khai trí - Tiến Đức, Hà Nội (góc phố Hàng Trống - Lê Thái Tổ hiện nay). Đơn vị tổ chức: Đoàn Văn hóa Bắc bộ.Hiện có 2 quan điểm đối lập về triển lãm này. Quan điểm thứ nhất của Hội Mỹ thuật Việt Nam, xếp “Triển lãm Văn hoá” làm Triển lãm MTTQ lần thứ nhất (Danh mục các Triển lãm MTTQ 1945- 2005, sách “50 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam 1957- 2007”, NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 2007). Đồng thời, trong lời giới thiệu của 2 cuốn vựng tập Triển lãm MTTQ 1955 và 1958, Ban Tổ chức đều tính thứ tự các Triển lãm MTTQ kể từ ngay sau Cách mạng tháng 8 trở đi, với lần thứ nhất bao giờ cũng là Triển lãm Văn hoá 1945. Quan điểm thứ hai của lão họa sỹ Quang Phòng, người trong cuộc từ thuở ban đầu, chỉ nhắc đến triển lãm này như một triển lãm đặc biệt, đầu tiên sau ngày 2/9/1945. Ông coi triển lãm sau đó một năm, vào tháng 8/1946 mới là Triển lãm MTTQ lần thứ nhất. Tạp chí Mỹ thuật số 88, tháng 9/ 2003 có đăng bài “Phòng triển lãm Mỹ thuật tháng 8 năm 1946” của tác giả Trần Vân mà trong lời giới thiệu, toà soạn tạp chí cũng cho rằng đó mới là Triển lãm MTTQ lần thứ nhất. Rất tiếc tư liệu về triển lãm này chỉ còn quá ít. Chúng tôi thú thực chỉ biết tất cả có 17 dòng gồm 4 dòng vắn tắt trong sách “50 năm Hội MTVN” và 13 dòng hồi ức của họa sỹ Quang Phòng (Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, NXB Mỹ thuật - Hà Nội 2000). Theo ông, triển lãm này trưng bày 3 thể loại: sách báo cách mạng, hơn 100 bức tranh và một bộ tranh dân gian VN. Vẫn theo ông thì Bác Hồ đã đến xem triển lãm và góp ý: “Các chú vẽ nhiều thiếu nữ khoả thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy cũng đẹp, nhưng đẹp trên cao, sao các chú không vẽ cái đẹp ở dưới đất chung quanh ta?”. Câu nói của lãnh tụ rất đáng suy ngẫm nếu lưu ý vào hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của nước Việt Nam DCCH khi mới ra đời. Triển lãm này không thỏa mãn các tiêu chí số 2- Mỹ thuật vì tên là Văn hóa và bày cả sách báo; cũng không đạt tiêu chí số 3- Toàn quốc vì tổ chức rất gấp nên chỉ có các họa sỹ thủ đô và lân cận tham gia; cũng chẳng đạt tiêu chí số 4- Tổ chức bài bản ở quy mô quốc gia vì đơn vị tổ chức chỉ là một đoàn thể của Bắc bộ; lại không thấy nói đến Giải thưởng (tiêu chí số 5). Như vậy, quan điểm của họa sỹ Quang Phòng có vẻ hợp lý hơn, tiếc rằng ông lại không xếp hạng đầy đủ các triển lãm MTTQ. Tuy nhiên, theo quan điểm chính thống, Cục Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật VN đều gọi Triển lãm MTTQ 2010 là Triển lãm MTTQ thứ 17, tức là đặt “Triển lãm Văn hoá 1945” làm Triển lãm MTTQ lần Thứ Nhất để tính thứ tự các triển lãm MTTQ sau này. Vì lẽ đó, xin tạm theo căn cứ của Hội MT - nơi duy nhất xếp thứ tự các Triển lãm MTTQ - để trình bày lần lượt các Triển lãm này.

Tô Ngọc Vân, Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, 1946, sơn dầu. Tác phẩm tham dự Triển lãm Tháng Tám năm 1946 (tức MTTQ lần thức II)

2. Triển lãm MTTQ lần thứ hai, 1946, vốn tên là “Triển lãm tháng Tám”- đa số thừa nhận.

Khai mạc ngày 18/8/1946, bày khoảng một tháng tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đơn vị tổ chức: Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam. Triển lãm này thỏa mãn cả 5 tiêu chí: 1/ Triển lãm: trưng bày công khai cho toàn dân xem. Họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ đã bình luận: “… phần đại chúng lần đầu ồ ạt kéo vào hưởng ứng những sáng tác mỹ thuật mà trước kia công việc tổ chức làm họ phải cách biệt. Ngày xưa không ai lôi kéo được nên đại chúng không dám lảng vảng tới phòng tranh, coi như một nơi trưng bày vật phẩm xa xỉ dành riêng cho những người sang trọng… họ xem tranh vui thích như đi xem hội…” (báo Tiền Phong, 2/9/1946). 2/ Mỹ thuật: triển lãm chỉ bày toàn tác phẩm mỹ thuật: gần 100 tranh tượng của 74 tác giả với các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, màu nước, mực nho, khắc gỗ, phấn màu, chì màu và tượng thạch cao. Đề tài khá phong phú: chân dung lãnh tụ, chiến tranh, cách mạng, lịch sử, phong tục, phong cảnh, tĩnh vật, khỏa thân… với các phong cách Hiện thực, Ấn tượng, Lãng mạn, Lập thể…3/ Toàn quốc: triển lãm đã bày tranh tượng của đa số tương đối các họa sỹ toàn quốc lúc bấy giờ, thậm chí có cả 5 Việt kiều cũng gửi tranh từ Pháp về (Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Trần Mạnh Tuyên). 4/ Tổ chức bài bản ở quy mô quốc gia: do Hội Văn hóa Cứu quốc VN- một hội tầm cỡ quốc gia đứng ra tổ chức; lời kêu gọi triển lãm được đăng trên báo Tiền phong - cơ quan ngôn luận của Hội VHCQVN từ ngày 16/4/1946, 2 lần họp trù bị để bầu Ban Tổ chức gồm 13 người, đăng báo thời hạn nhận tranh từ 5 đến 10/8/1946; hơn 80 tác giả đã gửi tranh tượng tham dự và gần 100 tác phẩm của 74 tác giả đã được duyệt. Đáng chú ý là báo Tiền Phong đã nhấn mạnh rằng đây là “cuộc trưng bày đầu tiên về Hội họa, Điêu khắc của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa… nơi hội họp các tinh hoa nghệ thuật Việt nam”. 5/ Giải thưởng: rất đa dạng với nhiều nguồn tài trợ, đặc biệt có cả giải của Chính phủ và Ban thường trực Quốc hội. Dù ít hay nhiều thì đó cũng là sự công nhận của quốc gia với các giá trị chọn lọc của mỹ thuật nước nhà. Theo bài báo của tác giả Trần Vân (tạp chí Mỹ thuật, tháng 9/2003): không có sự phân thứ hạng giải thưởng ở triển lãm này và thống kê chi tiết các mức tiền thưởng và tác giả được giải. Trên cơ sở ấy, người viết căn cứ vào mức tiền thưởng để tạm xếp giải (chỉ để cho bạn đọc dễ theo dõi vấn đề). Coi như Giải Nhất là 3000đ của Hội Văn hoá Cứu quốc trao cho tranh lụa của họa sỹ Nguyễn Tiến Chung. Coi như Giải Nhì là mức 1000đ x 6 giải gồm 3 giải của Chính phủ trao cho 3 tác giả Trần Văn Cẩn, Nguyễn Thị Kim, Hoàng Tích Chù, 1 giải của Văn hoá Cứu quốc trao cho họa sỹ Bùi Xuân Phái, 1 giải của Đoàn Báo chí VN trao cho họa sỹ Tạ Tỵ, 1 giải của báo Cứu Quốc trao cho họa sỹ Mai Văn Hiến. Coi như Giải Ba với mức 700đ x 5 giải là giải của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trao cho họa sỹ Phạm Đăng Trí, 4 giải của Chính phủ trao cho các tác giả Phan Kế An, Tạ Thúc Bình, Trần Phúc Duyên, Nguyễn Đình Phúc. Coi như Giải Khuyến khích là mức 500đ x 5 giải gồm 1 giải của Ban Thường trực Quốc hội trao cho họa sỹ Quang Phòng, 1 giải của báo Tiền phong trao cho họa sỹ Dương Bích Liên, 1 giải của Liên đoàn xuất bản trao cho họa sỹ Trần Đình Thọ, 1 giải của Nhà in Lê Văn Tân trao cho họa sỹ Văn Giáo, 1 giải của ông T (?) trao cho họa sỹ Sỹ Ngọc. Coi như Tặng thưởng có 2 bộ sách quý của Viện Viễn Đông Bác cổ trao cho họa sỹ Phạm Văn Đôn.Một số tác phẩm đáng chú ý: 2 tranh sơn dầu trực họa Hồ Chủ tịch của 2 họa sỹ Tô Ngọc Vân và Nguyễn Đỗ Cung cùng với 1 tượng trực tạc lãnh tụ của nữ điêu khắc Nguyễn Thị Kim. Sơn mài Đêm hoa đăng của Tạ Tỵ. Sơn dầu Trời giông trên thành Thanh Hóa của Phan Kế An. Bột màu trên giấy dó Người suối Bạc của Phạm Đăng Trí…Cuối cùng là chuyện mất mát: ngoại trừ tượng Bác Hồ của bà Nguyễn Thị Kim (chôn xuống nền nhà suốt 9 năm kháng chiến) và tranh Người suối Bạc của Phạm Đăng Trí (mang về Huế) là còn đến ngày nay. Phần lớn các tranh- theo lời họa sỹ Phan Kế An khi người viết phỏng vấn ông tại nhà (30/12/2010 và 9/1/2011) - đem đóng hòm vội vã trước ngày 19/12/1946 rồi mang lên Cao Bằng gửi dân ở huyện Nguyên Bình. Cuối 1954 ông lên tìm cùng với công an huyện nhưng tất cả đã mất hết vì 2 lý do: quân Pháp càn qua năm 1947 đã cướp phá phần lớn, số còn lại bị mối xông hết sau 8 năm.

Tranh đả kích Bù nhìn Bảo Đại của Phan Kế An (một trong 7 bức được Giải Nhất Triển lãm Hội họa 1951 -  bản in trên bìa báo Sự thật năm 1949)

Bìa trước và sau của tờ rơi Thể lệ Triển lãm và dự kiến Hội nghị Tranh luận về Hội họa năm 1951

3.Triển lãm MTTQ lần thứ ba, 1948, trong rừng sâu, trên chiến khu - vốn tên là “Triển lãm Chào mừng Đại hội Văn nghệ Việt Nam”.

Khai mạc ngày 18/7/1948 tại trường Đào Giã, Thanh Ba, Phú Thọ. Đây cũng là địa điểm tổ chức Đại hội Văn nghệ VN do thuận tiện vì sẵn các lớp học rộng rãi (dù tranh, tre, nứa, lá), nhiều bàn ghế, sẵn bếp tập thể và người phục vụ… Đơn vị tổ chức: báo Cứu quốc, thay mặt Hội Văn nghệ VN - được thành lập vào đúng dịp này để thay thế vai trò lịch sử của Hội Văn hóa Cứu quốc VN. Cũng từ đây, Hội VNVN thế vai của Hội VHCQ đứng ra tổ chức các kỳ triển lãm MTTQ 1948, 1951, 1954, 1955. Bối cảnh lịch sử: năm 1948 là thời khắc khó khăn của nước Việt Nam DCCH khi lực lượng kháng chiến đã rút hầu hết lên chiến khu Việt Bắc và khu 4, quân Pháp đang mở rộng vùng chiếm đóng ra khắp đồng bằng Bắc bộ. Trên trường quốc tế, nước ta bị các đế quốc bao vây hoàn toàn và chưa được bất cứ quốc gia nàocông nhận. Có hiểu như vậy mới thấy cuộc triển lãm mỹ thuật năm 1948 là một kỳ tích! Tổng số tác phẩm: 53 tranh, không có tượng và sơn mài (theo 1 bài báo của họa sỹ Trần Đình Thọ), chỉ có sơn dầu, lụa, bột màu, khắc gỗ, màu nước, mực nho, ký họa chì than… với các thể loại: hội họa, tranh cổ động- tuyên truyền, tranh đả kích. Giải thưởng: 01 giải Nhất cho tranh khắc gỗ màu Dân quân Phù Lưu của Nguyễn Tư Nghiêm (tác giả đã cách tân, bỏ hết nét viền, chỉ dùng mảng màu). 01 giải Nhì cho tranh bột màu Thiếu nhi đi khai hoang của Dương Bích Liên (hòa sắc dù xám lạnh nhưng lại mô tả thành công không khí tươi vui). 01 giải Ba cho tranh lụa (không rõ tên) vẽ cảnh bộ đội và dân gặt lúa ở miền núi của Mai Văn Hiến. Có lẽ triển lãm cũng có giải thưởng cho tranh tuyên truyền cổ động và đả kích, nhưng hiện chưa tìm được tài liệu.4. Triển lãm MTTQ lần thứ tư, lại một cố gắng lớn nữa trong rừng sâu với tên gốc là “Triển lãm Hội họa 1951”.

Khai mạc ngày 19/12/1951 tại Chiêm Hóa, gần ATK, tức An toàn khu, nơi đóng trụ sở đầu não của cuộc kháng chiến. Đơn vị tổ chức: Hội Văn nghệ Việt Nam. Bối cảnh lịch sử: năm 1951 triển vọng kháng chiến rất sáng sủa: chiến dịch Biên giới đại thắng, phá tan thế bao vây của Pháp. Nước Việt Nam DCCH đã được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu công nhận và viện trợ.Triển lãm treo khoảng 300 tranh (Dưới mái trường Mỹ thuật thời Kháng chiến, tác giả Ngô Mạnh Lân), riêng các học viên trường MTKC đã gửi tới 169 tranh, được bày 76 bức (25% phòng triển lãm). Chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, màu nước, mực nho, ký hoạ chì…. Nữ họa sỹ Thục Phi từng dự lễ khai mạc cho biết: Phòng tranh là Hội trường lợp lá cọ, đa phần là tranh giấy nên chỉ cần kẹp que nứa, cài lên vách… Ban Vận động triển lãm gồm 5 người: Tô Ngọc Vân - Giám đốc Trường MTVN, Trần Văn Cẩn - Ủy viên thường vụ Hội VNVN, Nguyễn Xuân Sanh, nhà thơ - đại diện Hội VNVN, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng. Ban Tổ chức gồm Trưởng ban Trần Văn Cẩn, Phó ban Nguyễn Sáng, Thư ký Dương Bích Liên. Ngày 15/9/1951 là hạn cuối cùng thu tranh tại Trung ương. Các họa sỹ Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, Lương Xuân Nhị phụ trách thu nhận tranh từ khu 3 và 4 rồi đưa lên Việt Bắc trước ngày kể trên. họa sỹ Phan Kế An kể lại rằng ông đã tự cõng tranh (đả kích vẽ bằng sơn dầu) có cả khung lòng máng, xuyên rừng suốt 1 tuần lễ mới tới Chiêm Hóa.Giải thưởng: 01 giải Nhất cho 2 bộ tranh tứ bình: Đóng thuế nông nghiệp và Dồn làng- màu nước/giấy của Tạ Thúc Bình (10 vạn đồng). 01 giải Nhì cho 2 tranh: Thi đua học tập và Tất cả cho tiền tuyến- khắc gỗ của Lê Quốc Lộc (7 vạn đồng). 01 giải Ba cho tranh bột màu: Chống rét trâu bò của Lưu Công Nhân (5 vạn đồng). 01 giải Tập thể 5 vạn đồng cho trường Mỹ thuật Kháng chiến. 05 giải x 2 vạn đồng cho bộ tranh đả kích thực dân của Phan Kế An và cho các tác giả Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim. Rất tiếc đa số tác phẩm đã hỏng và mất, trừ tranh đả kích của Phan Kế An hồi ấy từng đăng trên bìa báo Sự thật nên còn lưu được hình ảnh.

Tạ Tỵ, Đêm hoa đăng, sơn mài. Tác phẩm tham dự Triển lãm Tháng Tám năm 1946 (tức MTTQ lần thức II)

Trần Văn Cẩn, Bình dân học vụ, khắc gỗ, 1948

Phạm Đăng Trí, Người suối bạc, bột màu trên giấy dó, tác phẩm tham dự Triển lãm MTTQ 1946

5. Triển lãm MTTQ lần thứ năm, 1954 - lần đầu tiên mang tên chính thức là Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc.

Khai mạc khoảng cuối tháng 11/1954 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Câu lạc bộ Đoàn kết gần đó. Hồ Chủ tịch đã đến dự khai mạc. Đơn vị tổ chức: Hội Văn nghệ VN. Ban Tổ chức (cũng là Hội đồng Nghệ thuật) gồm 9 người: Trần Văn Cẩn (trưởng ban), Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tiến Chung, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến, Nguyễn Sỹ Ngọc, Lương Xuân Nhị, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Văn Tỵ . Tổng số tác phẩm trưng bày: 518 tranh tượng của 152 tác giả. Cụ thể: 189 ký họa. 118 bột màu, 57 sơn dầu, 55 màu nước, 39 lụa, 14 cổ động, 9 điêu khắc, 7 sơn mài, 7 phấn màu, 6 giấy màu cắt dán, 6 tranh trục, 3 tranh giấy (?), 2 in đá, 4 bộ tranh truyện, 2 tranh đả kích. Các chủ đề: chiến đấu, sản xuất, học tập, hòa bình, tình quân dân, cảnh đẹp đất nước.Bối cảnh lịch sử: 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên. 20/7/1954 Hiệp định Geneve được ký kết. 10/10/1954 Chính phủ Việt Nam DCCH tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngay cuối tháng 11/1954 đã có Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Vì thế, đây là lần đầu hoàn toàn xứng danh “Toàn quốc” vì có sự tham dự của hầu hết các vùng miền đất nước: Việt Bắc, Hà Nội, Khu III, Khu IV, Khu V, Nam Bộ (theo phân vùng trong Vựng tập).Giải thưởng (thống kê chưa đầy đủ): 01 giải Ngoại hạng trao cho “Toàn bộ tác phẩm” gồm 52 ký họa của danh họa - liệt sỹ Tô Ngọc Vân. Có thể có 02 giải Nhất cho “Toàn bộ tác phẩm” gồm 30 bột màu, màu nước, ký họa của họa sỹ Nguyễn Hiêm (từ Nam Bộ ra) và tranh bột màu “Gặp nhau” của Mai Văn Hiến. Có 03 giải Ba trao cho các tác giả Ngô Minh Cầu, Trịnh Phòng, Mai Long. Những tranh đáng chú ý khác của MTTQ 1954: Giặc đốt làng tôi- sơn dầu của Nguyễn Sáng, Được mùa- sơn dầu của Dương Bích Liên, Con đọc bầm nghe - lụa của Trần Văn Cẩn, Cảnh phố Hà Nội đêm giải phóng- bột màu của Lê Thanh Đức, Du kích tập bắn - bột màu của Nguyễn Đỗ Cung. Kể thêm về công tác chuẩn bị: Cuối tháng 10/1954, họa sỹ trẻ Ngô Mạnh Lân (20 tuổi, vừa học xong Khóa MT Kháng chiến) được 2 nhà văn Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng (lãnh đạo Hội VNVN) giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để mang tranh về Hà Nội triển lãm. Được tạm cấp 1 chiếc xe đạp, họa sỹ trẻ phóng từ sáng tới tối thì đến Đại Từ, Thái Nguyên, cơ sở cũ của Hội Văn nghệ VN. Hồi ấy các họa sỹ thường được cử đi theo các chiến dịch quân sự hoặc đoàn tiếp quản và CCRĐ nên mỗi lần đi xa, họ đành gửi tranh lại cho Hội VNVN giữ. Hôm sau họa sỹ Ngô Mạnh Lân đèo 1 cuộn tranh to về, đồng thời chở luôn cả con gái nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (khoảng 5 - 6 tuổi) về với bố ở thủ đô. Ước tính cuộn tranh này chiếm khoảng 1/4 - 1/5 tổng số tranh của triển lãm 1954.

Tài liệu tham khảo dùng cho đến phần 5 mục II :1. 50 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957- 2007), NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 2007. Phụ lục số 13: Danh mục các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc (1945-2005), trang 257.2. Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 2000, trang 79. Tác giả Quang Phòng.3. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 1996. Tác giả Quang Phòng- Trần Tuy. 4. Tạp chí Mỹ thuật số 88, tháng 9/ 2003. Bài báo “ Phòng triển lãm Mỹ thuật tháng 8 năm 1946”, tác giả Trần Vân, trang 44.5. Dưới mái trường Mỹ thuật thời Kháng chiến, NXB Mỹ thuật 2004, tác giả Ngô Mạnh Lân. 6. Thể lệ Triển lãm Hội hoạ 1951- bản in gốc- tư liệu của hoạ sỹ Ngô Mạnh Lân.7. Các tin và bài về Mỹ thuật trên tạp chí Văn nghệ, xuất bản trong kháng chiến chống Pháp tại Việt Bắc, sau in lại (từ 1998- 2006) trong bộ 7 tập SƯU TẬP VĂN NGHỆ, NXB Hội nhà Văn.8. Hỏi chuyện các lão họa sỹ Phan Kế An, Trịnh Phòng, Ngô Mạnh Lân, Thục Phi

(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 4/2015)

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam) tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng (2019 - 2024).

Phát biểu khai mạc Triển lãm, Đại tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, Triển lãm nhằm biểu dương hoạt động sáng tác của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội, động viên các tác giả không ngừng say mê sáng tạo các tác phẩm mỹ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng có giá trị, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng 200 tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc tiêu biểu của 193 hoạ sĩ, nhà điêu khắc đã sáng tác giai đoạn 2019 - 2024. Trong đó, chuyên ngành hội hoạ có 150 tác phẩm của 145 tác giả; chuyên ngành đồ hoạ có 20 tác phẩm của 20 tác giả; chuyên ngành điêu khắc có 30 tác phẩm của 28 tác giả.

Các tác phẩm phản ánh về truyền thống đánh giặc giữ nước qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam; ca ngợi tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; nêu bật hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hình ảnh người chiến sĩ hôm nay trong xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đây là kết quả của Cuộc vận động sáng tác mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng (giai đoạn 2019 - 2024). Bằng nhiều hoạt động tổ chức đoàn thực tế, trại sáng tác phong phú, đa dạng đã thu hút đông đảo sự tham gia của các họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội. Ban Tổ chức đã nhận được 644 tác phẩm của 407 tác giả trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước gửi tác phẩm về tham dự (tăng 150 tác phẩm so với giai đoạn 2014 - 2019).

Các tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm sẽ tiếp tục được Hội đồng xét giải thưởng mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng 5 năm (2021 - 2025) của Bộ Quốc phòng chấm, chọn, đề xuất xét giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng 5 năm (2014 - 2019) của Bộ Quốc phòng; tổ chức sưu tầm một số tác phẩm tiêu biểu; trưng bày, giới thiệu tới công chúng cả nước.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 15/11 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Km6+500 Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội./.

Phụ huynh và học sinh trên toàn quốc có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh, hồ sơ, học bổng tại triển lãm thường niên do Access American Education (AAE) tổ chức với sự góp mặt của hơn 70 trường học đến từ Mỹ và Canada, từ bậc trung học, Anh ngữ, giao lưu văn hóa, cao đẳng, dự bị đại học đến đại học, sau đại học, tạo nên sự lựa chọn đa dạng cho học sinh và sinh viên Việt Nam.

- TP.HCM: 14g30 đến 18g30 chiều thứ Bảy ngày 17-3 tại Khách sạn REX, 141 Nguyễn Huệ, Quận 1

- Đà Nẵng: 09g00 đến 12g00 sáng Chủ Nhật ngày 18-3 tại Khách sạn Novotel, 36 Bạch Đằng, Quận Hải Châu

- Hải Phòng: 16g00 đến 19g30 chiều thứ 4 ngày 21-3 tại Khách sạn AVANI Hai Phong Harbour View, 12 Trần Phú, Quận Ngô Quyền

- Hà Nội: 14g đến 18g30 chiều thứ Bảy ngày 24-3 tại khách sạn Hilton Opera Hanoi, số 1 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm

Đăng ký tham dự để tiết kiệm thời gian check-in tại sự kiện và nhận thông tin tư vấn miễn phí tại đây !

Xem danh sách các trường tham dự triển lãm tại đây !

Trực tiếp trao đổi với các giám đốc tuyển sinh là cách tốt nhất để nhận được những thông tin chính xác về du học

Những vấn đề quan trọng trong kế hoạch du học Mỹ và Canada mà học sinh và phụ huynh sẽ được tư vấn miễn phí tại triển lãm, gồm:

Chọn ngành học, trường học phù hợp

Đây là quyết định đầu tiên và quan trọng nhất trong kế hoạch du học. Học sinh có thể chọn ngành và trường học phù hợp với bản thân, đam mê, nguyện vọng cũng như mục tiêu nghề nghiệp.

Hơn 70 trường học đến từ Mỹ và Canada với những thế mạnh nổi bật riêng, đào tạo đầy đủ các chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, quản trị đến khoa học tự nhiên, xã hội, nghệ thuật, y học, dược, kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật… sẽ đáp ứng mọi nguyện vọng học tập của học sinh và sinh viên.

Hồ sơ, thủ tục nhập học và các vấn đề liên quan

Để nhập học vào các trường học Mỹ và Canada, học sinh phải chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cũng như thủ tục bắt buộc. Không ít các trường hợp không hay xảy ra khi thiếu sót các giấy tờ cần thiết, gây khó khăn cho việc gửi hồ sơ và thậm chí đó còn là lý do khiến cho học sinh không đủ điều kiện nhận được thư chấp nhận học (I-20).

Những hướng dẫn từ các tư vấn viên chuyên nghiệp sẽ đảm bảo mọi thủ tục hồ sơ liên quan được chuẩn bị chính xác và đầy đủ, kịp thời nhất, đảm bảo cho học sinh một suất nhập học tại ngôi trường mơ ước.

Khi hoàn thiện toàn bộ hồ sơ nhập học, nhận được I-20, học sinh sẽ còn một cánh cửa mang tính quyết định, đó là visa du học. Một buổi phỏng vấn có thể chỉ kéo dài 10 phút, nhưng sẽ quyết định học sinh được học tập tại Mỹ hay không.

Vì vậy, để vượt qua vòng phỏng vấn này là cả một sự chuẩn bị cẩn thận, từ tìm hiểu thông tin đến rèn luyện các kỹ năng vấn đáp, tự tin thể hiện bản thân trước Lãnh sự quán.

Tham dự triển lãm, học sinh và phụ huynh sẽ có cơ hội được trao đổi những thắc mắc về visa du học với chính những người ra quyết định cấp visa

Tại buổi triển lãm ở cả 4 thành phố, Trưởng bộ phận visa không di dân từ Tổng Lãnh sự quán Mỹ sẽ trực tiếp chia sẻ và giải đáp các thắc mắc về visa du học, qua phần trình bày Student Visa Session. Đây là cơ hội tốt để học sinh tìm hiểu các yêu cầu cho buổi phỏng vấn visa du học thành công.

Với bề dày thành tích học tập cũng những hoạt động ngoại khóa năng động, học sinh sẽ có cơ hội săn được những suất học bổng giá trị lên đến 90%.

Các trường đều có những suất học bổng giá trị trao cho học sinh ưu tú. Học sinh Việt Nam với khả năng học tập vượt trội ở các môn khoa học tự nhiên cùng vốn tiếng Anh xuất sắc, luôn được nhiều trường học Mỹ, Canada đánh giá cao và ưu tiên xét cấp học bổng.

Khi đến triển lãm, học sinh có thể mang theo bảng thành tích học tập, chứng chỉ tiếng Anh, điểm thi SAT cũng như chứng nhận hoạt động ngoại khóa nổi bật để các trường xét tuyển nhập học và học bổng trực tiếp.

Tham dự triển lãm du học Mỹ và Canada mùa xuân 2018, khách mời sẽ được nhận ngay hàng trăm voucher trà sữa, miễn 100% phí tư vấn và làm hồ sơ du học cùng các phần quà giá trị khi làm hồ sơ nhập học vào những trường tham gia triển lãm và trường trong hệ thống đối tác của AAE.

Chi tiết về triển lãm và du học Mỹ, học sinh và phụ huynh có thể trực tiếp liên hệ với Access American Education để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Địa chỉ: Lầu 1, phòng 102, LANT Building, 56 - 58 - 60 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (028) 38 274 243 - Hotline: 0919 164 243

Website: http://aaevietnam.com - Facebook: Access American Education

Ngày 18/8, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật Bắc Giang mở rộng năm 2022 và trao giải thưởng cho các tác giả xuất sắc tại triển lãm.

Tới dự có các đồng chí: Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang; lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam và một số cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL); Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Giang; các họa sĩ và đông đảo người yêu hội họa.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Triển lãm được phát động từ giữa tháng 7/2021 đến tháng 6/2022. Ban tổ chức đã nhận được 361 tác phẩm hội họa, điêu khắc của 153 họa sĩ chuyên và không chuyên đang công tác trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương; học sinh các trường tại Bắc Giang.

Các tác phẩm phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống lao động, sản xuất và văn hóa của nhân dân các vùng miền. Hội đồng Nghệ thuật đã tuyển chọn 119 tác phẩm xuất sắc để trưng bày và dự giải thưởng. Trong đó có nhiều tác phẩm chất lượng cao như: "Mùa vải thiều Bắc Giang" của tác giả Nguyễn Khánh Linh, Trường THCS Nguyễn Khắc Nhu (TP Bắc Giang); "Trâu lá" của tác giả Nguyễn Trần Vũ (Hội VHNT Bắc Giang); "Xuân quê hương" của tác giả Trịnh Lễ (Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh); "Một góc vùng cao" của Đinh Thị Thu Mai (Hội VHNT tỉnh Hải Dương)...

Đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng trao giải A cho các tác giả trên 18 tuổi.

Sau lễ cắt băng khai mạc triển lãm, Ban tổ chức đã trao giải cho 54 tác phẩm gồm 5 giải A, 10 giải B, 16 giải C và 23 giải Khuyến khích ở khối các họa sĩ trên 18 tuổi và khối học sinh.

Theo ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, triển lãm là dịp để các nghệ sĩ và học sinh được giao lưu học tập, truyền cảm hứng đam mê nghệ thuật, tiếp tục sáng tạo những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, góp phần tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Đồng chí Trần Minh Hà trao giải A cho tác giả là học sinh.

Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 26/8 phục vụ nhân dân và người yêu hội họa tham quan. Đây là hoạt động kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Tác phẩm "Mùa vải thiều Bắc Giang" được trao giải Nhất tại triển lãm.

*Nhân dịp này, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang trưng bày chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Gần 130 bức ảnh, tư liệu, hiện vật được trưng bày tại đây với các nội dung: Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực; tiểu sử - thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 -1911); quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng Việt Nam (1911 - 1930); tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Người dân tham quan gian trưng bày chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Thời gian trưng bày đến hết tháng 9/2022. Các tác phẩm, tư liệu, hiện vật trưng bày tại đây có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng, đoàn kết, khắc phục khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực vươn lên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.