Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Những quốc gia Ả-rập vốn luôn nổi tiếng bởi sự xa hoa, giàu có. Danh sách sau đây là 10 cái tên đứng đầu dựa theo chỉ số GPD trên đầu người.
Được xếp vào danh sách các nước có thu nhập trung bình bởi Ngân hàng thế giới, Algeria chỉ vừa suýt soát lọt vào danh sách những quốc gia Ả-rập giàu nhất. Theo đó, nơi đây sở hữu một nguồn thu ổn định từ việc xuất khẩu dầu mỏ, bên cạnh ngành sản xuất khí đốt tự nhiên cũng rất phát triển.
Có khoảng 80% GDP của Libya là đến từ dầu mỏ, chiếm 97% tổng lượng xuất khẩu và khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, chính nhu cầu cao về dầu mỏ trên toàn thế giới khiến cuộc sống của người dân Libya vẫn chưa lâm vào cảnh quá tồi tệ, bất chấp cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Oman không phải là cái tên thường xuyên được nhắc đến khi nói về thế giới Ả-rập, song đất nước này sở hữu một nền kinh tế khá vững mạnh. Có thể nói, mọi thứ với quốc gia này đang rất tốt đẹp, người dân được hưởng một tiêu chuẩn sống cao nhờ thu nhập đến từ ngành công nghiệp dầu khí.
Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới Ả-rập, song Ả-rập Xê-út lại có GDP bình quân đầu người không quá nổi bật. Cũng như nhiều quốc gia khác trong danh sách, nền kinh tế của Ả-rập Xê-út phụ thuộc lớn vào dầu mỏ. Và mặc dù người dân nơi đây vẫn được hưởng một cuộc sống với chất lượng cao, nhưng sự sụt giảm về GDP trong thời gian gần đây cho thấy quốc gia này đang tồn tại một số vấn đề.
Ngôi vị số 1 về tốc độ phát triển kinh tế trong thế giới Ả-rập thuộc về Bahrain - quốc gia đang dần trở thành một trung tâm tài chính và quyền lực lớn. Chính nhu cầu ngày càng tăng về hàng tiêu dùng trong khu vực đã tạo điều kiện cho thị trường thương mại tự do hàng hóa và dịch vụ của nước này phát triển.
3. Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống Nhất (UAE)
Với vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập Thống Nhất đang cho thấy thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Thương mại "phi dầu mỏ" hiện đã là ngành nghề trị giá hàng nghìn tỷ USD ở UAE - nơi sở hữu các thành phố cực kỳ tráng lệ như Abu Dhabi hay Dubai.
Đồng dinar của Kuwait là đồng tiền giá trị cao nhất thế giới, cho thấy sức mạnh kinh tế của quốc gia Ả-rập này. Đồng thời, dinar cũng là biểu tượng về sự phát triển kinh tế của Kuwait - với nguồn thu khổng lồ đến từ dầu mỏ - chiếm 95% GDP của quốc gia này.
Cái tên cuối cùng xuất hiện trong danh sách này là Qatar - đất nước không chỉ bảo thủ nhất mà cũng giàu có nhất thế giới Ả-rập. Khoảng 14% số hộ gia đình ở đây là triệu phú, với thu nhập chủ yếu đến từ dầu mỏ và các sản phẩm khí đốt.
Hoàng gia Saudi Arabia – 1.400 tỷ USD
Gia tộc Saud cai trị Saudi Arabia từ năm 1744 và thậm chí đã đặt tên đất nước theo gia đình họ (Saudi Arabia). Nhà vua Salman - người trị vì kể từ năm 2015 được cho là sở hữu tài sản cá nhân trị giá 18 tỷ USD, biến ông trở thành thành viên Hoàng gia
Hoàng tử Alwaleed bin Talal được cho là thành viên Hoàng gia giàu có thứ hai trong gia đình với 16 tỷ USD.
Gia đình Hoàng gia Saudi Arabia có tổng cộng hơn 15.000 thành viên, sở hữu khối tài sản ròng trị giá khoảng 1.400 tỷ USD.
Những thành viên chủ chốt của hoàng gia Trung Đông này có cuộc sống xa hoa với máy bay tư nhân, du thuyền hay lâu đài dát vàng.
Ngoài nguồn lợi nhuận lớn đến từ việc khai thác dầu, hoàng gia Saudi còn có cổ phần tại một tập đoàn truyền thông sở hữu những tờ nhật báo Asharq Al-Awsat và Al Eqtisadiah.
Hoàng gia Kuwait - 360 tỷ USD Gia tộc Sabah cai trị Kuwait từ năm 1752 và được biết đến với những khoản đầu tư khổng lồ vào các công ty blue-chip lớn ở Mỹ.
Gia đình Hoàng gia Kuwait có khoảng 1.000 thành viên và hiện do Sheikh Nawaf Al-Ahmad Al-Sabah đứng đầu, người kế vị ngai vàng vào năm 2020 sau khi người anh cùng cha khác mẹ Sheikh Sabah IV Ahmad Al-Jaber Al- Sabah qua đời.
Ước tính, gia đình Hoàng gia Kuwait sở hữu khối tài sản trị giá 90 tỷ USD vào năm 1991, nhưng khi giá cổ phiếu tăng, hiện gia tộc này đang nắm giữ khối tài sản có giá trị lên tới 360 tỷ USD.
Gia tộc Thani trị vì Qatar là một trong những gia tộc giàu có nhất thế giới. Gia đình Hoàng gia này nắm giữ các khoản đầu tư bất động sản của quốc gia này trên toàn cầu bao gồm tòa nhà chọc trời London’s Shard (Anh), Harrods department store (Anh) và Empire State (Mỹ).
Trong đó, Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, hiện đang nắm giữ khối tài sản ròng có giá trị 2 tỷ USD. Ở tuổi 41, Sheikh đang là quốc vương trẻ nhất trên thế giới và là một trong số 8.000 thành viên Hoàng gia Qatar.
Hoàng gia Abu Dhabi, UAE - 150 tỷ USDHoàng gia Abu Dhabi hiện là gia tộc cai trị 7 tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất từ năm 1793. Khối tài sản ước tính 150 tỷ USD của Hoàng gia Abu Dhabi chủ yếu đến từ việc bán dầu từ những năm 1970. Lợi nhuận khổng lồ cho phép vị sheikh quá cố và hoàng thân trở thành những địa chủ giàu có nhất London.
Trong đó, Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống, Thủ tướng UAE kiêm quốc vương Dubai, có khối tài sản lên đến 18 tỷ USD.
Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan, cựu tổng thống UAE, sở hữu mảnh đất trị giá 7,1 tỷ USD ở thủ đô của Anh quốc. Theo The Guardian, riêng tiền thu được từ việc cho thuê mảnh đất này cũng giúp ông Sheikh thu về tới 200 triệu USD/năm.
Theo tạp chí Forbes, Nữ hoàng Anh Elizabeth II là một trong những vị nữ hoàn có thời gian trị vì dài nhất lịch sử. Sau khi qua đời, bà để lại khối tài sản ròng ước tính khoảng 500 triệu USD.
Bên cạnh đó, các thành viên Hoàng gia Anh cũng đang nắm giữ khối tài sản ròng có tổng giá trị 88 tỷ USD.
Hầu hết tài sản của Nữ hoàng Elizabeth II được tạo ra bởi Sovereign Grant (trợ cấp hoàng gia) cùng với việc sở hữu vương miện, nhiều tài sản của gia đình, bao gồm dinh thự Sandringham ở Norfolk và Balmoral ở Scotland...