Để chuẩn bị các điều kiện xét tốt nghiệp đợt 4 cho sinh viên Khóa 54 và các khóa trước, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế thông báo đến sinh viên về việc nộp văn bằng, chứng chỉ. Cụ thể như sau:
Để chuẩn bị các điều kiện xét tốt nghiệp đợt 4 cho sinh viên Khóa 54 và các khóa trước, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế thông báo đến sinh viên về việc nộp văn bằng, chứng chỉ. Cụ thể như sau:
Địa điểm học: Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc
Hà Nội: tầng 2 số 451 Hoàng Quốc Việt, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tại Hải Phòng : Nhà B, Tầng 2, Phòng B203, Trường Cao đẳng Duyên hải- 156/109 Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng
HCM: Số 195 Nguyễn Gia Trí, Phường 25. Q. Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Chi tiết xin liên hệ cô Thắm phòng đào tạo : 0969 86 86 30
Melde dich an, um fortzufahren.
Cách thức quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tốt nghiệp THPT đang đặt ra nhiều câu hỏi về tính thực tiễn và sự nhất quán.
Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) ban hành Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (NLNNVN) theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. Một trong các mục tiêu của việc ban hành khung NLNNVN là "tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR)".
Khung NLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) với 6 bậc từ Bậc 1 đến Bậc 6. CEFR là một tiêu chuẩn quốc tế để mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nó mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 bậc, từ cấp độ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến cấp độ C2 cho những người đã thành thạo một ngôn ngữ.
CEFR được sử dụng trên toàn thế giới, nhiều chứng chỉ ngôn ngữ quốc tế được xây dựng căn cứ vào CEFR như: IELTS, TOEFL ITP, TOEFL iBT, TOEIC...
Dưới đây, tôi minh họa trình độ tương đương của Khung NLNNVN với CEFR và chứng chỉ IELTS - 01 chứng chỉ tiếng Anh được công nhận toàn cầu trong giáo dục, di cư, việc làm:
Nhìn vào bảng trên, có thể hiểu, giữa Khung NLNNVN và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nói chung, IELTS nói riêng, được quy đổi có giá trị tương đương về năng lực, trình độ.
Năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). Mục tiêu cơ bản môn Tiếng Anh trong Chương trình GDPT mới là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đạt Bậc 3/6 theo Khung NLNNVN.
Như vậy, học sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 4.0 trở lên là tương đương với việc đã hoàn thành chương trình tiếng Anh ở bậc THPT. Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác cũng tương tự.
Tuy nhiên, thực tiễn xác định giá trị của chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét tốt nghiệp THPT với môn ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật) từ 2019 đến năm 2024 và dự kiến năm 2025 như dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, tôi nhận thấy có vài vấn đề cần trao đổi như sau:
Thứ nhất, từ năm 2019 đến nay, trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT đã công nhận các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (TOEFL ITP, TOEFL iBT, TOEIC, IELTS,...); cho phép miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ đối với học sinh lớp 12 có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đạt điểm tối thiểu theo quy định (với chứng chỉ IELTS có điểm từ 4.0 trở lên); đồng thời bài thi này được tính điểm 10 để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Việc miễn thi ngoại ngữ THPT với học sinh lớp 12 có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được công nhận là phù hợp với mục tiêu của giáo dục đào tạo theo xu hướng hội nhập, nhất quán với mục tiêu công nhận chứng chỉ lẫn nhau trong giáo dục khi ban hành Khung NLNNVN năm 2014.
Tuy nhiên, việc thí sinh được miễn thi ngoại ngữ đương nhiên tính điểm 10 đã gây ra những luồng dư luận trái chiều về sự bất bình đẳng giữa học sinh ở các vùng miền, hoặc các gia đình không có điều kiện để cho con học thi các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như: Hạn chế cơ hội để học sinh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa thi đậu vào các trường đại học top đầu; rồi so với nhiều năm trước, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế không còn "quý, hiếm" nữa, nên trả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế về đúng với giá trị thực của nó...
Thứ hai, có thể do phản ứng với việc thí sinh được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT là tính điểm 10, nên trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã có sự thay đổi. Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đạt mức điểm tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT vẫn sẽ được miễn thi ngoại ngữ, nhưng sẽ không được quy đổi sang thành điểm để tính vào điểm tốt nghiệp THPT.
Theo đó, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ (không kể các điểm ưu tiên, khuyến khích khác), sẽ tính điểm xét tốt nghiệp THPT chỉ là 3 môn thi là Văn, Toán (bắt buộc) và một môn tự chọn (Các thí sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ xét điểm tốt nghiệp THPT bằng 4 môn: Văn, Toán, ngoại ngữ và một môn tự chọn).
Nếu thí sinh nào có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, không muốn xét tốt nghiệp bằng 3 môn, thì sẽ đăng ký thi ngoại ngữ bình thường, điểm môn ngoại ngữ sử dụng xét tốt nghiệp là điểm thi thực tế, không phải điểm quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Thứ ba, từ cách "định giá" chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như trên, dư luận đang đặt ra một câu hỏi về cơ sở nào để quy đổi miễn thi ngoại ngữ tính điểm 10 hay từ 2025 chỉ được miễn thi không được quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang điểm?
Khi yêu cầu thí sinh nếu muốn có điểm thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT thí sinh phải đăng ký thi như bình thường, dường như Bộ GD&ĐT "quên" mục tiêu đề ra khi ban hành Khung NLNNVN là công nhận chứng chỉ lẫn nhau trong giáo dục giữa các quốc gia. Tức là, nếu thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được Bộ GD&ĐT công nhận cho miễn thi môn ngoại ngữ tốt nghiệp THPT thì phải được quy đổi sang điểm số tương ứng.
Môn tiếng Anh trong chương trình GDPT mới là môn học được đánh giá bằng nhận xét và điểm số. Nên việc quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang điểm số tương ứng để tính điểm xét tốt nghiệp THPT không phải là việc khó khăn dù phức tạp hơn với việc tính điểm 10 cho tất cả các thí sinh được miễn thi ngoại ngữ.
Có thể nói, việc miễn thi ngoại ngữ nhưng không chấp nhận cho quy đổi sang điểm số tương ứng là đang gây phiền hà, tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức của học sinh, phụ huynh không cần thiết; gây khó cho học sinh muốn đăng ký tổ hợp xét tuyển đại học bằng tổ hợp có môn ngoại ngữ, với các trường đại học không sử dụng phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Vấn đề cần xem xét ở đây là vì sao ngày càng nhiều gia đình đầu tư cho con cái học, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế dù rất tốn kém? Câu trả lời chính là, điểm thi môn ngoại ngữ tốt nghiệp THPT trong nhiều năm qua luôn có tỷ lệ điểm dưới trung bình cao nhất trong tất cả các môn thi tốt nghiệp.
Chỉ tính ba năm gần đây, đối với môn tiếng Anh: Năm 2022, có 868.196 thí sinh thi tiếng Anh, có 446.648 thí sinh đạt điểm dưới trung bình (chiếm 51,56%), điểm trung bình môn tiếng Anh cả nước là 5,15 điểm.
Năm 2023, cả nước có 876.102 thí sinh thi môn tiếng Anh, trong đó có 392.000 thí sinh đạt điểm dưới trung bình, chiếm 44,8%; điểm trung bình môn tiếng Anh toàn quốc là 5,45 điểm.
Năm 2024, trong hơn 906.500 thí sinh dự thi môn Tiếng Anh, gần 42,7% bài thi dưới điểm trung bình; điểm trung bình thí sinh đạt được là 5,51 điểm. Từ năm 2022 đến nay, điểm thi môn tiếng Anh có tiến triển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên không đáng kể.
Thực tiễn này, đặt ra dấu hỏi về chất lượng dạy, học môn ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Học sinh học 12 năm ngoại ngữ nhưng đi thi vẫn không đạt yêu cầu, vẫn không chắc chắn điểm số của mình sẽ như thế nào?
Do đó, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đã được Bộ GD&ĐT công nhận có giá trị tương đương để quy đổi là một giải pháp hợp lý và chủ động được nhiều gia đình, học sinh lựa chọn.
Năm 2025, là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT mới. Cả thầy và trò, các nhà quản lý từ trung ương đến địa phương đang rối bời với việc lựa chọn tổ hợp thi, cấu trúc bài thi, lựa chọn môn thi tự chọn... và chưa biết kết quả như thế nào.
Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, cần giữ ổn định nhất có thể cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025; tránh những xáo trộn không cần thiết, không có cơ sở pháp lý hay khoa học, thực tiễn, chiều theo một bộ phận dư luận.
Đối với môn ngoại ngữ, bên cạnh việc miễn thi tốt nghiệp THPT, nên cho phép thí sinh được quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang điểm số tương ứng, có thể cho các trường đại học quyết định theo nhu cầu riêng.
Điều này, thể hiện việc đổi mới thi theo hướng hội nhập quốc tế, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, nhất quán giữa mục tiêu của Khung NLNNVN với mục tiêu của Chương trình GDPT mới hiện hành đối với môn ngoại ngữ, cũng như các vấn đề khác của giáo dục, đào tạo.
Đây chính là cách tối ưu để thuyết phục dư luận an tâm, tin tưởng vào những đổi mới của Bộ GD&ĐT; tạo sự ổn định tâm lý với phụ huynh, học sinh và xã hội đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm sắp tới, trước mắt là năm 2025.