Tạm cất danh hiệu Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Ngọc Châu bắt đầu hành trình mới tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - cuộc thi sắc đẹp hàng đầu Việt Nam. Trong đêm chung kết, Nguyễn Thị Ngọc Châu xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh sáng giá để giành vương miện với ngôi vị cao nhất cùng với Á hậu 1 Lê Thảo Nhi và Á hậu 2 Huỳnh Phạm Thủy Tiên. Người đẹp đến từ Tây Ninh đã có một hành trình đầy nghị lực tại cuộc thi năm nay. Xuyên suốt chương trình truyền hình thực tế "Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam", người đẹp sinh năm 1994 luôn là một trong những thí sinh nổi bật với những màn trình diễn ấn tượng. Đặc biệt, trong đêm bán kết vừa qua, Ngọc Châu xuất sắc giành hai giải thưởng phụ là "Best Body" và "Đại sứ Sinh thái và môi trường". Trong thời khắc quan trọng nhất của đêm chung kết, dưới sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả, Ngọc Châu tự tin thể hiện bản thân và toả sáng như mong đợi. Trong phần thi ứng xử của Top 3, Ngọc Châu bày tỏ: "5 năm sau Ngọc Châu vẫn sẽ là Ngọc Châu, vẫn tiếp nối hành trình chia sẻ với một trái tim nồng nhiệt và một đôi tay sẵn sàng hành động để theo đuổi chính giấc mơ của mình, là mang đến điều kiện đầy đủ về giáo dục, y tế và tình cảm cho trẻ em". Câu trả lời song ngữ của người đẹp Tây Ninh được đánh giá là ngắn gọn, thực tế và đi vào trọng tâm. Ngọc Châu cũng hội tụ đầy đủ những yếu tố của một Hoa hậu gồm nhan sắc nổi bật, chiều cao 1,74 m, số đo ba vòng 81-60-92,5 cm, dày kinh nghiệm, hình thể, kỹ năng catwalk tốt và trả lời phỏng vấn, ngoại ngữ trôi chảy.[cần dẫn nguồn]
Tạm cất danh hiệu Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Ngọc Châu bắt đầu hành trình mới tại Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - cuộc thi sắc đẹp hàng đầu Việt Nam. Trong đêm chung kết, Nguyễn Thị Ngọc Châu xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh sáng giá để giành vương miện với ngôi vị cao nhất cùng với Á hậu 1 Lê Thảo Nhi và Á hậu 2 Huỳnh Phạm Thủy Tiên. Người đẹp đến từ Tây Ninh đã có một hành trình đầy nghị lực tại cuộc thi năm nay. Xuyên suốt chương trình truyền hình thực tế "Tôi là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam", người đẹp sinh năm 1994 luôn là một trong những thí sinh nổi bật với những màn trình diễn ấn tượng. Đặc biệt, trong đêm bán kết vừa qua, Ngọc Châu xuất sắc giành hai giải thưởng phụ là "Best Body" và "Đại sứ Sinh thái và môi trường". Trong thời khắc quan trọng nhất của đêm chung kết, dưới sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả, Ngọc Châu tự tin thể hiện bản thân và toả sáng như mong đợi. Trong phần thi ứng xử của Top 3, Ngọc Châu bày tỏ: "5 năm sau Ngọc Châu vẫn sẽ là Ngọc Châu, vẫn tiếp nối hành trình chia sẻ với một trái tim nồng nhiệt và một đôi tay sẵn sàng hành động để theo đuổi chính giấc mơ của mình, là mang đến điều kiện đầy đủ về giáo dục, y tế và tình cảm cho trẻ em". Câu trả lời song ngữ của người đẹp Tây Ninh được đánh giá là ngắn gọn, thực tế và đi vào trọng tâm. Ngọc Châu cũng hội tụ đầy đủ những yếu tố của một Hoa hậu gồm nhan sắc nổi bật, chiều cao 1,74 m, số đo ba vòng 81-60-92,5 cm, dày kinh nghiệm, hình thể, kỹ năng catwalk tốt và trả lời phỏng vấn, ngoại ngữ trôi chảy.[cần dẫn nguồn]
Chùa Diệu Pháp Liên Hoa được Thượng tọa Thích Liễu Nguyên thành lập tại thành phố Anaheim, tiểu bang California vào ngày 21 tháng 10 năm 2019 trên diện tích 7.000 square feet. Anaheim là thành phố có diện tích lớn nhất ở Orange County (Quận Cam) thuộc miền Nam California, cách thành phố Los Angeles 28 dặm về phía Đông Nam. Chùa nằm ngay khu trung tâm thành phố Anaheim, bên cạnh công viên giải trí Disneyland nổi tiếng thế giới. Chùa mang tên “Diệu Pháp Liên Hoa” là tên bộ kinh Đại thừa quan trọng, thường gọi tắt là kinh Pháp Hoa, được lưu truyền rộng rãi ở Á Đông.
Chùa có chánh điện, tổ đường và hội trường (200 người). Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án chính thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Tượng đức Phật Thích Ca được tạo tác bằng đá ép của Italia. Hai tượng Bồ tát được tạo tác bằng fiberglass ở Đài Loan. Bàn thờ phía trước tôn trí bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Chùa còn tôn trí một số pho tượng khác như: tượng Đức Phật Thích Ca (Thái Lan), Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Bồ tát Quán Thế Âm Tự Tại, Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền… Ở trần nhà Phật điện, chùa gắn hai cây đèn led (công nghệ mới) của Nhật Bản, lung linh rực rỡ sắc màu! Lễ An vị Phật được chùa tổ chức trang nghiêm vào ngày 24 tháng 01 năm 2020 dưới sự Chứng minh và Chủ lễ của Hòa thượng Thích Như Minh, Viện chủ Chùa Việt Nam, Los Angeles.
Ở sân trước, chùa tôn trí lộ thiên bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Di Đà Tam Tôn) được tạo tác bằng đá trắng ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam. Chùa đã cử hành Lễ An vị chư Phật, Bồ tát vào ngày 12 tháng 3 năm 2020, nhân ngày vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm (19 tháng 02 âm lịch). Chùa có vườn hoa đẹp!
Thượng tọa trú trì Thích Liễu Nguyên quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Thượng tọa xuất thân trong một gia đình thâm tín đạo Phật. Trong gia đình có 10 anh em thì 5 anh em đã xuất gia. Năm 1990, Thượng tọa xuất gia cầu đạo với Hòa thượng Thích Chánh Trực tại chùa Phật Học Tỉnh Hội Quảng Trị. Năm 1996, Thượng tọa vào Huế tu học ở Tổ đình Kim Tiên. Năm 1997, Thượng tọa thọ Sa Di giới tại giới đàn Chùa Từ Đàm, Huế do Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Đàn đầu Hòa thượng. Năm 2000, Thượng tọa thọ Cụ túc Bồ tát giới và đạt Á khoa tại Đại giới đàn Tịnh Khiết ở Tổ đình Tường Vân, Huế.
Thượng tọa đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học khóa I tại Chùa Báo Quốc, Huế năm 1999; tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa II tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế năm 2005; tốt nghiệp kỹ sư Lập trình viên Quốc tế tại Aptech, Huế năm 2004. Thượng tọa làm trú trì chùa Thừa Lưu, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005. Năm 2006, Thượng tọa du học nâng cao tin học lập trình ở Ấn Độ. Năm 2008, Thượng tọa định cư tại Hoa Kỳ, ở Chùa Việt Nam tại Los Angeles. Thượng tọa chuyên hướng dẫn thực hành Thiền Yoga và ăn uống dưỡng sinh phòng chống bệnh ung thư.
Thượng tọa đã sáng tác hơn 1.000 bài thơ về Phật pháp, thiên nhiên…; đã xuất bản tập thơ “Gió mây hóa kiếp” với 108 bài thơ, trong đó một số bài đã được nhạc sĩ Quý Luân phổ nhạc như: Mừng Phật Đản Sanh; Trường ca hạnh nguyện Quán Âm, Hỏi gió hỏi mây; Nhặt lá thu rơi …
Thượng tọa đã thu âm và phát hành những CD Vol nhạc Phật giáo:
CD Vol 1: Uống nước nhớ nguồn (2011)
CD Vol 2: Khánh Xuân Di Lặc (2012)
CD Vol 3: Trường ca hạnh nguyện Quán Âm (2014)
CD ngâm thơ: Ánh Đạo Vàng (2014)
Ngoài ra, Thượng tọa còn biên soạn, chú thích một số kinh tạng; chuyển thơ và giảng giải Kinh Pháp Cú; thu âm nhiều kinh: kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Kim Cang, kinh A Di Đà, kinh Báo ân Cha Mẹ, kinh Dược Sư, kinh Địa Tạng, kinh Từ Bi Tam Muội Thủy Sám…
Chùa có lịch sinh hoạt hằng tuần, hằng tháng và các ngày lễ vía hằng năm. Chùa đã tổ chức trang nghiêm và đón tiếp chu đáo đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử về dự các ngày lễ lớn trong năm: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan … Trang Facebook: Diệu Pháp Liên Hoa của Chùa hằng ngày đã đăng nhiều tin tức hoạt động của Chùa và những câu chuyện nhà Phật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Thượng tọa trú trì Thích Liễu Nguyên
18-12. Một số bài thơ của Thượng tọa trú trì
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Hoa hậu Thế giới (tiếng Anh: Miss World) là tên cuộc thi sắc đẹp quốc tế được Sách Kỷ lục Guinness công nhận là cuộc thi có có quy mô lớn thứ nhất trên thế giới và có lịch sử truyền hình dài nhất mọi thời đại.[1][2][2][3] Cùng với Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Thế giới là một trong ba cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh. Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên bởi Eric Morley vào năm 1951. Năm 2000 khi ông qua đời thì vợ của ông là Julia Morley đã thay ông lên nắm quyền điều hành cuộc thi.
Người đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới sẽ đại diện cho Tổ chức Hoa hậu Thế giới (Miss World Orgnization - MWO) tham gia những hoạt động từ thiện trên khắp thế giới. Đây là cuộc thi sắc đẹp coi trọng mục đích thiện nguyện với số tiền quyên góp từ thiện cho các nước nghèo đã đạt 1 tỷ USD tính đến năm 2022.
Đương kim Hoa hậu Thế giới là cô Krystyna Pyszková đến từ Cộng hòa Séc, được trao vương miện vào ngày 9 tháng 3 năm 2024 bởi người tiền nhiệm là Hoa hậu Thế giới 2021 người Ba Lan Karolina Bielawska tại Mumbai, Ấn Độ.
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới được bắt đầu từ cuộc thi áo tắm ở Anh vào năm 1951 chỉ với mục đích quảng bá các mốt áo tắm mới nhất lúc đó, nhưng được gọi là Hoa hậu Thế giới bởi các phương tiện truyền thông. Eric Morley, người khởi xướng cuộc thi áo tắm đó đã dự định sẽ chỉ tổ chức cuộc thi này một lần duy nhất nhưng khi nghe tin cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 1952, ông đã quyết định biến Hoa hậu Thế giới thành một cuộc thi sắc đẹp thường niên.[4][5]
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới đầu tiên được phát sóng là vào năm 1959 bởi đài BBC. Vào thập niên 1980, cuộc thi quyết định thay đổi khẩu hiệu thành Beauty with a purpose (Sắc đẹp vì mục đích cao cả). Cuộc thi chú trọng hơn tới trí tuệ và nhân cách của những người đẹp tham gia cuộc thi. Từ thập niên 1990, cuộc thi đã thu hút hơn 2 tỉ người xem trên thế giới.
Eric Morley đã qua đời. Vợ ông, bà Julia Morley, đã thay ông trở thành chủ tịch của cuộc thi Hoa hậu Thế giới.[6]
Năm đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến cô gái châu Phi da đen đầu tiên đăng quang danh hiệu Hoa hậu Thế giới, Agbani Darego. Trong quá trình thay đổi của mình, cuộc thi đã nêu khẩu hiệu "Bạn quyết định" (You decide) để tăng cường vai trò của khán giả trên khắp toàn cầu có cơ hội được chọn ra hoa hậu thế giới. Các phần thi phụ Hoa hậu Bãi biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Tài năng và Hoa hậu Nhân ái được tổ chức trong khuôn khổ cuộc thi này.
Năm 2002, cuộc thi quyết định chọn địa điểm đăng cai là Abuja, thủ đô của Nigeria, đất nước của người đẹp vừa đăng quang năm trước Agbani Darego. Tại Nigeria, cuộc thi đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì Nigeria là một quốc gia theo đạo Hồi. Những cuộc bạo động đã nổ ra để phản đối cuộc thi Hoa hậu Thế giới khiến hàng trăm người chết và bị thương. Cuộc thi đã phải ngay lập tức dời về quê nhà Anh. Đây được coi là sự cố đáng tiếc nhất trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Thế giới.[7][8]
Năm 2013, ban tổ chức cuộc thi đã bỏ phần thi bikini trước sức ép của người dân Đạo hồi ở nước chủ nhà Indonesia. Hội đồng Hồi giáo Indonesia, cho rằng màn trình diễn bikini cần phải bị hủy bỏ vì nó thúc đẩy "chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa tiêu dùng," và rằng "thi bikini chỉ là một cái cớ để khoe mẽ các bộ phận cơ thể của phụ nữ vốn cần phải kín đáo"[9] Thay vào đó, các thí sinh sẽ trình diễn những bộ sarong đi biển do Indonesia sản xuất ở phần thi này.
Việc loại bỏ phần thi bikini ở Hoa hậu Thế giới 2013 xảy ra nhiều tranh cãi khen chê, tuy nhiên nhiều người nhìn nhận ở góc độ khác, việc bỏ phần thi bikini sẽ mang đến cơ hội dự thi cho các cô gái nước Đạo hồi[10]. Sau đó, trong khuôn khổ Hoa hậu Thế giới 2014 diễn ra tại Anh đã không còn phần trình diễn trang phục bikini trong đêm thi chung kết. Đồng thời, bà Julia Morley - chủ tịch cuộc thi Hoa hậu Thế giới thông báo phần thi bikini chính thức bị loại bỏ khỏi đấu trường nhan sắc lớn nhất thế giới này kể từ năm 2015. Bà cho rằng phần thi bikini không còn cần thiết và muốn các thí sinh cạnh tranh nhau ở vẻ đẹp trí tuệ, cách ứng xử, lòng nhân ái... hơn là vẻ đẹp hình thể, và đó mới là phương châm "vẻ đẹp có mục đích" mà cuộc thi theo đuổi[11]
Bà Julia Morley thể hiện quan điểm rằng bà không muốn nhìn những cô gái diễu qua lại trên sân khấu trong những bộ áo tắm: "Nó không có tác dụng gì với phụ nữ và cũng không có bất cứ tác dụng nào với bất cứ ai trong chúng ta". Thay vào đó, Miss World sẽ tập trung vào trí tuệ, sự nhân hậu và tinh thần mạnh mẽ của các cô gái. Quyết định của bà Morley được đánh giá là bước đi tiên phong, tạo bước chuyển về bản chất của các cuộc thi sắc đẹp, để các thí sinh không còn bị đánh giá chỉ bởi vẻ bề ngoài cũng như phải hứng chịu những bình luận khiếm nhã về cơ thể họ.
Trên thế giới đầu thế kỷ 21, chỉ còn một số nước chậm phát triển nhưng "cuồng" hoa hậu tại Nam Mỹ và Đông Nam Á như Venezuela, Philippines, Colombia, Việt Nam... là tích cực tổ chức thi hoa hậu nhằm thỏa mãn ham muốn dùng sắc đẹp để kiếm danh tiếng hoặc lấy chồng giàu có của các cô gái, tâm lý thích "hư danh" của công chúng.[cần dẫn nguồn] Còn ở các nước phát triển, những cuộc thi Hoa hậu chẳng còn được khán giả thế giới chú ý nhiều, đặc biệt là tại các nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Khi hiểu biết về quyền phụ nữ được nâng cao, người dân các nước này đã nhận ra rằng thi Hoa hậu thực chất là việc hạ thấp phẩm giá phụ nữ, vì các cuộc thi này xem cơ thể phụ nữ giống như vật trưng bày di động để chấm điểm, buộc phụ nữ phải mặc áo tắm trình diễn hở hang chỉ để mọi người bình phẩm, kiếm lợi cho ban tổ chức. Một xã hội văn minh thì sẽ không chấp nhận việc cơ thể người khác (dù xấu hay đẹp) bị đem ra bình phẩm một cách công khai; và một người phụ nữ giàu lòng tự trọng cũng sẽ không dùng cơ thể mình làm vật trưng bày để người khác chấm điểm. Do vậy, những người đẹp ở các nước phát triển không còn muốn thi Hoa hậu nữa, danh hiệu Hoa hậu tại các nước này chỉ còn là "hữu danh vô thực", chẳng có mấy ai quan tâm hoặc nhớ đến những người từng đoạt giải[12]
Các tổ chức đấu tranh vì quyền bình đẳng phụ nữ trên thế giới từ lâu đã phê phán các cuộc thi sắc đẹp, nơi mà người khác có quyền được buông ra những lời nhận xét (dù vô tình hay cố ý) có thể làm tổn thương đến phụ nữ. Năm 1970, khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới được tổ chức tại Anh, nhiều tổ chức bảo vệ nữ quyền đã tổ chức biểu tình, giơ những biểu ngữ như "Phụ nữ cũng là con người", "Chấm dứt trưng bày cơ thể phụ nữ"... khiến các kênh truyền hình Anh phải từ chối phát sóng cuộc thi. Các cuộc thi hoa hậu đang ngày càng bị công chúng ở các nước phát triển xem thường vì đã bị thương mại hóa, những "ông bầu" tổ chức thi hoa hậu chỉ để bán danh hiệu thu tiền, hoặc "tuyển gái đẹp cho đại gia", nhiều thí sinh tham dự đã bị xúc phạm phẩm giá nặng nề. Hoa hậu Thế giới 2015, Mireia Lalaguna, khi trở về Tây Ban Nha sau đăng quang đã chẳng có khán giả nào đến sân bay để chào đón. Tại Hoa Kỳ, số người xem tivi tường thuật các cuộc thi Hoa hậu đã giảm mạnh, năm 2006 chỉ còn bằng 1/3 so với năm 1980.[13]
Tại Mỹ và châu Âu, công chúng tại những nước này đã không còn quan tâm đến các cuộc thi nhan sắc. Hoa hậu Thế giới ngày nay đã không còn được truyền hình trực tiếp tại Anh, đất nước khai sinh ra cuộc thi. Trong một bài khảo sát đăng tải trên The Guardian, nhiều người Anh thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của cuộc thi này.[14]
Tổ chức Hoa hậu Thế giới sở hữu cuộc thi Hoa hậu Thế giới và tổ chức sự kiện này mỗi năm một lần. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, tổ chức Hoa hậu Thế giới đã quyên góp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em. Tổ chức Hoa hậu Thế giới ký kết các bản quyền thương mại tới hơn 100 quốc gia. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa hậu Thế giới là một công ty tư nhân, do đó các số liệu, các khoản thu nhập và chi phí đóng góp cho các quỹ từ thiện không cần công khai.
Ngoài quyên góp hàng triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện, tổ chức Hoa hậu Thế giới ra tiêu chí "Hoa hậu có tấm lòng nhân ái" và sau này cuộc thi có một giải thưởng riêng cho thí sinh có những đóng góp xuất sắc trong công việc từ thiện tại quê nhà.
Theo yêu cầu của tổ chức Hoa hậu Thế giới (MWO), trước khi tham dự cuộc thi, các ứng cử viên của cuộc thi phải thắng trong một cuộc thi cấp quốc gia tại quê nhà để lấy được quyền đại diện cho quốc gia của mình tại Hoa hậu Thế giới. Các thí sinh chiến thắng sẽ được cấp giấy phép tham dự cuộc thi từ những nhà đăng ký chuyển nhượng bản quyền của cuộc thi ở quốc gia của họ. Và cuối cùng là đến tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới với một số chương trình phúc khảo, tham gia các hoạt động ngoài trời, giao lưu với cư dân bản địa, tham gia các sự kiện truyền hình và cuối cùng xuất hiện trong đêm chung kết để công bố các giải thưởng, các danh hiệu và công bố tên của Hoa hậu Thế giới.
Cuộc thi thường được tổ chức vào khoảng thời gian cuối năm, tháng 11 hoặc 12. Sau này vì tình hình dịch bệnh, thời gian tổ chức cuộc thi thay đổi liên tục.
Cuộc hành trình đến chiếc vương miện vô cùng khó khăn. Đầu tiên, thí sinh tham dự cuộc thi này phải là người đã chiến thắng tại cuộc thi hoa hậu quốc gia. Đến cuộc thi, các thí sinh sẽ tham dự vào các sự kiện được tổ chức trong cuộc thi, các gala, những buổi dạ hội và các hoạt động trước khi ban giám khảo chọn ra những người xuất sắc nhất. Cuộc thi sẽ chọn ra Top bán kết, top 5->6 (hoặc 7) và cuối cùng là Hoa hậu thế giới và 2 Á hậu. Người chiến thắng sẽ được chính đương kim Hoa hậu đeo dải băng Miss World, trao lại vương miện và ngồi trên chiếc ghế đặt ở chính giữa sân khấu còn 2 Á hậu sẽ đứng ở bên cạnh.
Là cuộc thi có nhiều thí sinh tham gia nhất trên thế giới (trên dưới 100 nước mỗi năm), số lượng thí sinh trong Top bán kết có sự thay đổi nhỏ qua mỗi năm, thông thường nằm trong khoảng từ 15-20, những năm gần đây con số thí sinh vào Bán kết mở rộng ra 30-40 vì số lượng thí sinh ngày càng đông.
Kể từ năm 2003, để sự lựa chọn được kỹ lưỡng và chính xác, các phần thi phụ được tổ chức một cách bài bản. Các thí sinh dự thi phải trải qua các phần thi Hoa hậu Bãi biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Tài năng, Hoa hậu mặc trang phục dân tộc đẹp nhất. Các thí sinh chiến thắng các phần thi phụ này sẽ được đặc cách vào thẳng Bán kết.
Ngoài ra, ở Miss World còn có thêm giải phụ Hoa hậu Nhân ái (Beauty with a Purpose). Đây là giải thưởng dành cho hoa hậu trước khi đến với cuộc thi đã có những hoạt động xã hội có ý nghĩa cao cả. Giải thưởng này có cách trao khá giống với giải thưởng Sắc đẹp vì một mục tiêu (Beauty for a Cause) của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất. Những việc làm đó sẽ phải được minh chứng bằng một video clip ghi lại hoạt động của thí sinh gửi cho Ban tổ chức. Giải thưởng này được công bố trong đêm chung kết. Đây là một giải thưởng phụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định vị trí của thí sinh trong đêm chung kết.
Ngoài ra, cuộc thi cũng có giải thưởng "Hoa hậu Thân thiện" nhưng hiện tại giải thưởng này đã được lược bỏ. Tuy nhiên, đôi khi người ta hay nhầm lẫn giữa "Hoa hậu Nhân ái" với "Hoa hậu Thân thiện".
Đêm chung kết cuộc thi, mở đầu đồng loạt các thí sinh sẽ có màn trình diễn váy và áo tắm, sau đó từng nhóm thí sinh (theo từng khu vực) được xướng tên quốc gia sẽ lần lượt ra mắt khán giả. Từ năm 2016 thì màn trình diễn áo tắm được bãi bỏ.
Sau đó tất cả các thí sinh, trong trang phục dạ hội, sẽ được tập hợp lại để chuẩn bị nghe công bố kết quả. Mở đầu là màn xuất hiện của 4 thí sinh được đặc cách do đoạt các danh hiệu Hoa hậu Bãi biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Mặc trang phục dân tộc đẹp nhất), sau đó Ban giám khảo công bố thí sinh đoạt danh hiệu Hoa hậu nhân ái. Tất cả các thí sinh đoạt các giải phụ này đều được đặc cách thẳng vào top Bán kết. Tiếp đến, MC sẽ công bố những người còn lại lọt vào top bán kết. Các thí sinh còn lại này được ban giám khảo lựa chọn ngẫu nhiên (không tính yếu tố vùng miền) hoặc lựa chọn theo vùng miền (mỗi khu vực thường có khoảng 2 đại diện).
Sau đó chọn tiếp top 5 (hoặc 6) và cuối cùng, lần lượt Á hậu 2, Á hậu 1 và Hoa hậu Thế giới sẽ được trưởng Ban tổ chức, bà Julia Morley công bố (trừ năm 2018, cuộc thi chỉ chọn ra một Á hậu duy nhất và Hoa hậu). Các giải thưởng được công bố liên tục vào cuối đêm chung kết. Hiện cuộc thi đã bỏ màn trình diễn áo tắm và trang phục dạ hội riêng của Top bán kết như ba cuộc thi còn lại.
Từ năm 2009, trong đêm chung kết có thêm phần trình diễn Dances of the World (Các điệu nhảy của thế giới). Đây là một phần trình diễn không tính điểm. Phần trình diễn luôn luôn được chờ đợi trong mỗi đêm chung kết và là một trong số những đặc sắc của cuộc thi. Cùng với đó, phần trình diễn trang phục áo tắm mở màn của đêm chung kết cũng dần được tối giản và bỏ hẳn khỏi nội dung đêm chung kết.
Những năm gần đây, cuộc thi có thêm phần Bình chọn thí sinh qua trang web chính thức cuộc thi (www.missworld.tv) và ứng dụng Mobstar. Kết quả bình chọn có năm chỉ là một căn cứ hỗ trợ cho sự đánh giá tính điểm của Ban giám khảo, có năm giải thưởng Bình chọn nhiều nhất được đặc cách thẳng vào bán kết.
Kể từ năm 2003 cuộc thi Hoa hậu Thế giới bắt đầu xuất hiện các phần thi phụ. Người chiến thắng tại các vòng thi phụ sẽ được vào thẳng Bán kết. Các sự kiện bên lề được áp dụng từ năm 2003 là:
Xem danh sách đầy đủ: Danh sách Hoa hậu Thế giới.
- Riêng năm 2019, tất cả các thí sinh tham gia Hoa hậu Thế giới đều được biểu diễn mở màn tại phần trình diễn Dances of the World.v
Ngoài những giải thưởng phụ và danh hiệu cao nhất, cuộc thi còn chọn ra các Nữ hoàng sắc đẹp châu lục cho từng khu vực.
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới từng gây ra nhiều tranh cãi từ khi ra đời.
Best Evening Gown and World Designer
2nd Runner-up Beauty with a Purpose
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Nguyễn Thị Ngọc Châu (sinh ngày 06 tháng 12 năm 1994) là một hoa hậu và người mẫu người Việt Nam. Cô là người đạt các danh hiệu Quán quân Vietnam's Next Top Model 2016, Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018, Hoa hậu Siêu quốc gia Châu Á 2019 và Hoa hậu Hoàn vũ 2022.[1] Cô đại diện Việt Nam lọt Top 10 Hoa hậu Siêu quốc gia 2019 và tiếp tục dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022.
Nguyễn Thị Ngọc Châu sinh ngày 6 tháng 12 năm 1994 tại Tây Ninh, cô trong một gia đình có hoàn cảnh tương đối khó khăn, cha cô mất sớm, để lại mẹ cô một mình nuôi ba người con, từ nhỏ Ngọc Châu đã có mong muốn trở thành một người mẫu chuyên nghiệp. Cô từng theo học chuyên ngành Công nghệ sinh học thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng và hiện tiếp tục theo học ngành Quan hệ công chúng của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.[2]
Ngọc Châu sau một nửa chặng đường Vietnam's Next Top Model đã có những màn bứt phá về cuối. Tận dụng ưu điểm là gương mặt xinh xắn, hình thể tốt, biểu cảm đa dạng, Ngọc Châu trưởng thành dần qua các vòng thi. Đặc biệt, màn kết hợp cùng Angela Phương Trinh trong tập 10 chứng minh điều đó. Dù bị Phương Trinh dồn vào nhiều thế khó, Ngọc Châu vẫn thi tốt và là người chiến thắng. Đăng quang đêm chung kết Vietnam's Next Top Model vào tối ngày 02/10/2016, cô trở thành quán quân mùa giải thứ 6 của chương trình với chủ đề Break The Rules.
Mật độ xuất hiện của Ngọc Châu vượt qua nhiều tên tuổi người mẫu đi trước khi liên tục trình diễn trong các show thời trang cá nhân của các nhà thiết kế nổi tiếng như: Đỗ Mạnh Cường, Chung Thanh Phong, Lê Thanh Hòa, Adrian Anh Tuấn, Hà Linh Thư, Phương My[3], Nguyễn Công Trí, Xuan Paris[4], Phan Anh Tuấn[5],...Tham gia trình diễn ở tuần lễ thời trang Seoul Fashion Week[6] trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Chung Chung Lee và nhiều nhà thiết kế khác. Giới chuyên môn nhận định Ngọc Châu thuộc danh sách những người mẫu được săn đón nhất năm 2017.
Ngọc Châu đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2018. Trong chung kết tại Nhà hát Walker Hill, Seoul, Hàn Quốc ở phần ứng xử, Ngọc Châu nhận câu hỏi: "Nếu được Thượng đế ban cho trí tuệ, sự quyến rũ và lòng nhân ái? Em chọn điều gì? Vì sao?". Cô trả lời: "Trong cuộc sống hiện đại, người ta ngày càng quên đi bản tính tốt đẹp sơ khai 'nhân chi sơ, tính bản thiện'. Tôi tin lòng nhân ái, sự bao dung, vị tha sẽ mang con người đến gần nhau, khiến cuộc sống tốt đẹp hơn". Á hậu 1 là Trương Mỹ Nhân, Á hậu 2 là Hoàng Vũ Hiên. Ban giám khảo cuộc thi gồm nhà thiết kế Chung Thanh Phong, siêu mẫu Minh Tú, siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân và hai doanh nhân.[cần dẫn nguồn]
Sau các màn trình diễn cùng 76 thí sinh trên sân khấu đêm chung kết, Ngọc Châu được xướng tên vào Top 10 chung cuộc. Dù không mang về vương miện nhưng Ngọc Châu đã giành được giải thưởng phụ Người đẹp Siêu quốc gia châu Á. Trước chung kết, Ngọc Châu đã đạt thành tích giải nhì phần thi Hoa hậu Thanh lịch và vào bán kết phần thi vấn đáp. Cô có phong độ tốt suốt 3 tuần tham gia cuộc thi tại Ba Lan, liên tục nằm trong danh sách 10 thí sinh được khán giả yêu thích nhất.[cần dẫn nguồn]