Chương trình "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" được tổ chức tại Thừa Thiên Huế sáng 11-11 - Ảnh: NHẬT LINH
Chương trình "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" được tổ chức tại Thừa Thiên Huế sáng 11-11 - Ảnh: NHẬT LINH
Để thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với theo quy định pháp luật. Cụ thể là các nguyên tắc của Pháp luật Việt Nam khi thực hiện đầu tư sang Lào.
Thứ hai, các ngành, nghề đầu tư không bị cấm đầu tư sang Lào. Và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Thứ ba, nhà đầu tư phải có cam kết tự thu xếp ngoại tệ. Hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cam kết này được thực hiện bởi tổ chức tín dụng Việt Nam.
Thứ tư, có quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.
Thứ năm, có văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư của cơ quan thuế Việt Nam. Tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không vượt quá 03 tháng.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thủ tục đầu tư sang Lào thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhà đầu tư không thuộc trường hợp xin chấp thuận đầu tư chuẩn bị 03 bộ hồ sơ (trong đó có 1 bản gốc) gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
Trường hợp dự án phải xin cấp chấp thuận chủ trương đầu tư. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Và quyết định đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong 05 ngày làm việc.
Trường hợp dự án không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nộp kê khai thông tin qua Hệ thống quốc gia về đầu tư. Và nộp hồ sơ nêu trên cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 15 ngày tiếp theo. Đối với hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ. Đối với hồ sơ chưa hợp lệ hoặc cần làm rõ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu điều chỉnh. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Bộ Kế hoạch Đầu tư tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trong đó có ghi mã số dự án đầu tư. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc không đủ điều kiện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra văn bản từ chối và nêu rõ lý gửi đến nhà đầu tư.
Các ngành nghề sau đây sẽ bị cấm đầu tư sang Lào:
Thứ nhất, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.
Thứ hai, ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc quy định các đối tượng cấm xuất khẩu. Được quy định tại pháp luật về quản lý ngoại thương.
Thứ ba, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Lào.
Nhà đầu tư chỉ cần tiến hành nộp đơn đăng ký cho cơ quan quản lý ngành nghề; và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Lào và các quy định khác có liên quan của Lào.
Trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích. Khi đăng ký doanh nghiệp, chủ đầu tư có thể yêu cầu Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp thẻ ưu đãi đầu tư.
Thời gian xem xét và giải quyết thủ tục trên là tối đa là 10ngày làm việc. Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn đăng ký kinh doanh.
Trừ các lĩnh vực mà thời hạn đầu tư bị hạn chế bởi các quy định của ngành có liên quan tại Lào. Hoạt động đầu tư nói chung không hạn chế về mặt thời gian đầu tư.
Hoạt động đầu tư nằm ngoài danh sách kinh doanh có kiểm soát. Đây là các loại hình mở rộng hoạt động đầu tư tổng hợp. Trong đó nhà đầu tư chỉ cần thông báo đăng ký doanh nghiệp; hoặc xin phép hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Lào và các quy định có liên quan. Mà không cần phải thông qua sự xem xét của cơ quan có liên quan.
Đầu tư nhượng quyền là một khoản đầu tư mà Nhà đầu tư được Nhà nước Lào cho phép. Theo quy định của pháp luật Lào để phát triển và kinh doanh. Đặc biệt là nhượng bộ về đất đai; phát triển các khu kinh tế đặc biệt; khu chế xuất công nghiệp xuất khẩu, khai thác mỏ; phát triển năng lượng điện, hàng không và viễn thông.
Chính phủ Lào quy định chi tiết danh sách doanh nghiệp nhượng quyền.
Theo quy định Đầu tư hiện hành, các hoạt động đầu tư sau đây phải xin chủ trương đầu tư:
Các dự án đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội gồm:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Các dự án đầu tư ra nước ngoài phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Trừ trường hợp quy định phải xin chấp thuận của Quốc hội gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Các dự án không thuộc phạm vi nêu trên thì không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Chi tiết về thủ tục, hồ sơ cũng như quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định tại Mục 2 Chương 5 Luật Đầu tư 2020.
Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng là thoả thuận hợp tác kinh doanh (HTKD) giữa các pháp nhân Lào và Việt Nam. Việc hợp tác liên doanh bao gồm cả các bên công; và tư thông qua hợp đồng HTKD. Theo luật pháp và quy định của Lào. Việc hợp tác này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mà không phải thành lập một pháp nhân mới; hoặc văn phòng chi nhánh tại Lào. Hợp đồng HTKD nhằm xác định rõ quyền; nghĩa vụ và lợi ích của mỗi bên đối với nhau. Và các bên đối với Chính phủ.
Hợp đồng HTKD tại Lào ký kết trong hợp đồng HTKD theo hợp đồng kể trên phải thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa để phê duyệt, quản lý theo quy định. Và phải được cơ quan có thẩm quyền của Lào công chứng, xác nhận việc lập hợp đồng.
Liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được hiểu là sự đầu tư chung giữa nhà đầu tư Lào; và nhà đầu tư Việt Nam. Mục đích nhằm chia sẻ quyền sở hữu và thành lập một pháp nhân. Theo quy định của pháp luật nước CHND Lào.
Tổ chức, hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư liên doanh được xác định trong hợp đồng liên doanh. Và trong Điều lệ hội của pháp nhân được thành lập mới.